Lợi ích của phát triển điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp

Lợi ích của phát triển điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp

Năng lượng điện mặt trời hiện đang được quan tâm bởi yếu tố thuận lợi dễ triển khai lắp đặt ngay trên máy nhà xưởng, nhà để xe, đất trống trong các khu công nghiệp.

Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời, trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) tổ chức ngày 28/6.

Tại buổi Hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, đại diện GreenYellow Việt Nam - Thành viên Tập đoàn năng lượng châu Âu - GreenYellow đã giới thiệu về “Giải pháp điện mặt trời 0 đồng cho doanh nghiệp” và các dự án GreenYellow Việt Nam đã hợp tác đầu tư điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam cho ngành công nghiệp sản xuất.

Điện năng là nhu cầu cần thiết và không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Trong đó, bên cạnh việc trông đợi vào nguồn năng lượng điện sản xuất truyền thống từ thuỷ điện và nhiệt điện, giới chuyên gia và nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến hướng bổ sung từ năng lượng điện tái tạo như mặt trời, gió. Từ đó giúp phần nào đảm bảo an ninh cho sản xuất bền vững.

Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời, trong sản xuất công nghiệp.

Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời, trong sản xuất công nghiệp.

Trong đó, năng lượng điện mặt trời hiện đang được quan tâm nhiều nhất bởi yếu tố thuận lợi dễ triển khai lắp đặt ngay trên máy nhà xưởng, nhà để xe, đất trống trong các khu công nghiệp.

Tại Việt Nam, ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Theo đó, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Theo các doanh nghiệp, việc trông đợi vào nguồn năng lượng điện sản xuất truyền thống từ thuỷ điện và nhiệt điện không chỉ khiến doanh nghiệp khó đáp ứng tiêu chuẩn về năng lượng xanh từ đối tác quốc tế, mà nếu xảy ra sự cố thiếu điện thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, thời gian sản xuất và tiến độ giao hàng.

Do vậy, các chuyên gia đề nghị các doanh nghiệp nên xoay chuyển theo hướng bổ sung nguồn năng lượng từ năng lượng tái tạo như mặt trời, gió; trong đó, năng lượng điện mặt trời hiện đang được quan tâm nhiều nhất bởi yếu tố thuận lợi dễ triển khai lắp đặt ngay trên máy nhà xưởng, nhà để xe, đất trống trong các khu công nghiệp.

Lo ngại về tình trạng điện “phập phù” cho sản xuất, ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Dụng cụ An Mi cho biết, nhà máy của công ty đã được lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên 40% diện tích mái và đang tiếp tục mở rộng lên 100% diện tích mái để có thể sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả. 

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc phát triển kinh doanh, Công ty TNHH GreenYellow Việt Nam chia sẻ giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà tại các doanh nghiệp.

Tại hội thảo, các chuyên gia đề nghị các doanh nghiệp nên xoay chuyển theo hướng bổ sung nguồn năng lượng từ năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió. Trong đó, năng lượng điện mặt trời hiện đang được quan tâm nhiều nhất bởi yếu tố thuận lợi, dễ triển khai lắp đặt ngay trên máy nhà xưởng, nhà để xe, đất trống trong các khu công nghiệp.

Hơn nữa, điện mái nhà không tác động đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nên được đánh giá là một trong những giải pháp tăng cường cung cấp điện đối với khu vực có nguy cơ thiếu điện, nhất là trong những nhà xưởng sử dụng nhiều điện như lĩnh vực sản xuất công nghiệp, có thể khai thác hữu hiệu trong những thời điểm phụ tải tăng cao, nhất là những khi thời tiết nắng nóng ở miền Bắc.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc phát triển kinh doanh, Công ty TNHH GreenYellow Việt Nam cho biết, chương trình quản lý năng lượng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tới 25% chi phí, giảm phát thải các bon từ 7-20%. Hiện doanh nghiệp đang cung cấp các sản phẩm và giải pháp về năng lượng cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và kinh doanh.

Chương trình của GreenYellow Việt Nam đảm bảo việc vận hành, bảo trì miễn phí, dựa trên những giải pháp thông minh để giúp doanh nghiệp vận hành và giám sát tiết kiệm năng lượng.

Đề cao việc các doanh nghiệp nghiên cứu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để giải quyết vấn đề về thiếu hụt điện năng, ông Nguyễn Khắc Văn, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP. Hà Nội chỉ ra, việc đầu tư cho năng lượng tái tạo thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.

Các đơn vị ký kết thỏa thuận hợp tác.

Là đầu mối của nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Hà Nội, ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch thường trực Hansiba định hướng, các doanh nghiệp cần sớm có giải pháp để tiếp cận, nâng cao kiến thức và được chia sẻ kinh nghiệm phát triển ứng dụng điện mặt trời trong sản xuất.

Theo đại diện Hansiba, hiện nay Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện.

Các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí và được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của pháp luật…

Trong khuôn khổ của Hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết và trao biên bản thỏa thuận hợp tác (MoU) giữa GreenYellow và các doanh nghiệp hội viên HANSIBA.