5 bước đi tiên phong của Huawei trong kỷ nguyên 5.5G
Tại Triển lãm Di động Toàn cầu 2023 (MWC Barcelona 2023), Huawei không chỉ giới thiệu các công nghệ hàng đầu, mà còn làm rõ những cơ hội kinh doanh mới và tiến bộ của ngành ICT trong kỷ nguyên 5.5G.
Theo đó, Huawei đặt mục tiêu hợp tác sâu rộng với các nhà mạng và đối tác công nghiệp trên khắp thế giới nhằm tiếp tục đẩy mạnh cơ sở hạ tầng ICT, đặt nền móng cho kỷ nguyên 5.5G và khai thác triệt để thành công của 5G để mang lại thành công chung cho tất cả các ngành.
Bên cạnh đó Huawei cũng chia sẻ 05 điểm nhấn đột phá chính của kỷ nguyên 5.5G là trải nghiệm 10 Gbit/s, kịch bản IoT toàn diện, cảm biến và liên lạc tích hợp, mạng lưới xe lái tự động cấp độ 4 (L4) và ngành ICT xanh.
5 thành phần và đặc điểm chính của kỷ nguyên 5.5G.
Bùng nổ trải nghiệm các dịch vụ nhập vai và tương tác
Các ứng dụng 3D, chẳng hạn như mua sắm trực tuyến 3D, trò chơi thực tế ảo 24K VR, video 3D không cần kính,… sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong tương lai.
Các dịch vụ có trải nghiệm nhập vai vốn đã nhen nhóm xuất hiện trong kỷ nguyên 5G, tuy nhiên, kỷ nguyên 5.5G sẽ bùng nổ các dịch vụ kết hợp trải nghiệm nhập vai và tương tác.
Với những đột phá liên tục trong công nghệ thiết bị và sự sáng tạo nổi bật về nội dung, số lượng người sử dụng các dịch vụ nhập vai và tương tác trực tuyến trong kỷ nguyên 5.5G dự kiến sẽ vượt 1 tỉ người, tăng gấp 100 lần so với hiện nay.
Tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi số đa ngành
Khi hiệu quả của các mạng riêng 5G ngày càng được công nhận, phạm vi ứng dụng sẽ mở rộng gấp 10 lần và giá trị của mỗi kết nối trong các ứng dụng chính sẽ còn gia tăng nhiều hơn thế nữa.
Huawei dự đoán số lượng mạng riêng 5G được triển khai sẽ tăng từ 10.000 lên 1 triệu vào năm 2030. Kết nối cáp quang đang mở rộng từ địa phương và doanh nghiệp, đến các dây chuyền nhà máy và thậm chí cả thiết bị sản xuất.
Thế hệ mạng viễn thông tiếp theo sẽ thúc đẩy quá trình thông minh hoá thế giới.
Ứng dụng đám mây mở ra cơ hội cho lĩnh vực kết nối mạng
Các ứng dụng doanh nghiệp dựa trên đám mây và đa đám mây đang trở thành xu hướng mới. Các ứng dụng này sẽ cần kết nối theo thời gian thực một cách đáng tin cậy và dễ truy cập, mang lại cơ hội cho các mạng truyền dẫn cho dù chúng nằm giữa các nút đám mây biên, giữa nút đám mây biên và đám mây trung tâm, hay giữa doanh nghiệp và đám mây.
Công nghệ IoT thụ động kích hoạt 100 tỉ kết nối
Công nghệ IoT thụ động đang mở rộng kết nối di động từ các giải pháp chủ động tốc độ cao sang các giải pháp thụ động tốc độ cực thấp. Thẻ IoT thụ động không những có thể truyền dữ liệu mà còn được sử dụng để định vị và gắn trên các cảm biến nhiệt độ.
Các thẻ được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như để tự động kiểm kê các mặt hàng tồn kho, phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, định vị các vật dụng cá nhân.
Hiện nay, hơn 30 tỉ thẻ IoT thụ động (dựa trên các công nghệ như RFID) được tiêu thụ mỗi năm. Khi nhiều ngành công nghiệp thực hiện chuyển đổi số, số lượng thẻ IoT thụ động được sử dụng hàng năm dự kiến sẽ đạt 100 tỉ thẻ.
Từ liên lạc cơ bản đến cảm biến và liên lạc tích hợp, ứng dụng vào các dịch vụ mới
Mạng 5.5G với khả năng cảm biến có thể được sử dụng rộng rãi trong các dịch vụ giao thông đường bộ và cảm biến trường nhìn tại các thành phố thông minh, giúp cơ sở hạ tầng đô thị hoạt động hiệu quả hơn.
Như trong điều kiện thời tiết mưa hoặc sương mù, mạng lưới 5.5G có thể tự động phát hiện sớm chướng ngại vật hoặc những điểm bất thường trên đường, và thông báo cho người lái xe trước 1 km thông qua bản đồ trong ôtô để việc di chuyển an toàn hơn.
Tháng 07/2022, Huawei đã công bố tầm nhìn "Đổi mới sáng tạo và Thắp sáng kỷ nguyên 5.5G". Tại sự kiện MWC năm nay, Huawei tiếp tục cùng với các nhà khai thác và đối tác công nghiệp trên khắp thế giới, khám phá các dịch vụ đổi mới sáng tạo và cơ hội kinh doanh mới trong kỷ nguyên 5.5G đang đến gần.
Kỷ nguyên 5.5G có những đột phát và sáng tạo hơn gấp 10 lần thế hệ mạng "tiền nhiệm" Tốc độ cao gấp 10 lần: Tốc độ cao nhất cho người dùng băng thông rộng tại địa phương sẽ tăng từ 1 Gbit/s lên đến 10 Gbit/s, đảm bảo trải nghiệm tốt hơn trong các dịch vụ nhập vai và tương tác. Kết nối nhanh gấp 10 lần: Công nghệ IoT thụ động cho phép tăng số lượng thiết bị được kết nối từ 10 tỉ lên 100 tỉ. Trải nghiệm ổn định gấp 10 lần: Độ trễ, độ định vị chính xác và độ tin cậy sẽ được cải thiện gấp 10 lần. Hiệu suất năng lượng tối ưu tăng gấp 10 lần: Lượng khí thải CO2 trên mỗi terabyte dữ liệu truyền trên mạng di động sẽ giảm gấp 10 lần. Thông minh gấp 10 lần: Mạng lưới xe tự động (ADN) sẽ được nâng cấp từ cấp độ 3 lên cấp độ 4, gia tăng hiệu quả vận hành và bảo trì (O&M) lên gấp 10 lần. |