Tự động hóa ngành Logistics

14:00 | 23/02/2023

Mặc dù kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ tăng trưởng ở mức 1,7%, thấp hơn nhiều so với mức 3% vào năm 2022, nhưng ngành hậu cần vận tải vẫn được nhận định là điểm sáng trong bức tranh màu xám của kinh tế toàn cầu.

Cũng theo báo cáo từ Ngân hàng Thế Giới (World Bank), nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng do là quốc gia có độ mở cửa kinh tế lớn trong quá trình phát triển và hội nhập. Còn theo Ban Kinh tế Trung ương thì năm 2023 kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức đến từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Trong bối cảnh thách thức đan xen ấy, ngành hậu cần vận tải đóng vai trò then chốt trong việc kết nối chuỗi cung ứng của các bên liên quan và là điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế.

tu dong hoa nganh logistics

Nhận diện cơ hội đó, các doanh nghiệp giao nhận vận tải đã nhanh chóng ứng dụng các phần mềm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Thậm chí một vài doanh nghiệp đã ‘bắt nhịp công nghệ’ khi ứng dụng ChatGPT vào khâu thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định trong hoạt động logistics, quản lý kho bãi, hỗ trợ hoạt động giao nhận, vận tải... “Mặc dù đang còn ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng việc ứng dụng ChatGPT trong lĩnh vực logistics vẫn được xem yếu tố kích thích cho sự phát triển nhanh của trí tuệ nhân tạo. Không chỉ riêng vận tải mà các ngành khác đều sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực trong thời gian tới”. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đánh giá.

Để bắt nhịp xu thế công nghệ toàn cầu, tạo nền tảng vững chắc và lâu bền trong logistics, J&T Express đã không ngừng tự động hóa các quy trình giao nhận, triển khai giải pháp số… Đó cũng là thành quả để giúp doanh nghiệp này nhận được giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards – VDA) 2022 ở hạng mục Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp nước ngoài với Smart E-Logistics (bộ giải pháp hậu cần thông minh).

Theo đại diện J&T Express, tại khâu tiếp nhận đơn hàng, toàn bộ thông tin khách hàng mã hóa dưới dạng mã vạch thông minh (barcode) và đồng bộ, lưu trữ trên điện toán đám mây (Cloud computing). Công nghệ này đảm bảo độ chính xác, bảo mật thông tin đồng thời rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn hàng ngay từ khâu đầu tiên trong quy trình.

Đơn vị còn chủ động tạo sự thuận lợi cho tam giác người bán - shipper - người mua khi giúp tinh giản quy trình thanh toán qua việc quét mã QR động trên thiết bị điện thoại của shipper. Mọi thông tin chi tiết về đơn hàng như loại hàng hóa, số tiền cần thanh toán sẽ tự động hiển thị mà không cần nhập thủ công.

tu dong hoa nganh logistics

Mới đây, J&T Express đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ trong khâu vận hành. Cụ thể, tự động hóa trong quản lý kho bãi, khâu giao nhận kết hợp với thiết bị công nghệ giúp theo dõi toàn bộ các quy trình xuất, nhập, luân chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất, giảm thiểu chi phí vận hành, tiết kiệm nguồn lực. Theo đó, Trung tâm trung chuyển tại Củ Chi được trang bị hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống băng chuyền tự động, cross belt đa tầng… với khả năng phân loại hàng hóa chính xác đến 99,99%, tiết kiệm 50% nguồn nhân lực.

Các bưu kiện khó quét mã sẽ được đưa vào camera thang xám đa chiều tiếp tục phân loại kiện hàng. Xuyên suốt chuỗi cung ứng, mọi thông tin về hàng hóa và thiết bị đều được thu thập tự động và truyền về máy chủ. Điều này giúp J&T Express nắm toàn bộ thông tin, từ đó giảm thiểu sai sót trong các khâu vận hành.

Đường dẫn bài viết: https://dientuungdung.vn/tu-dong-hoa-nganh-logistics-2975.html

In bài biết

Bản quyền thuộc Tạp chí Điện tử và Ứng dụng.