Cùng 'Case 404' nhập vai ‘Thám tử an ninh mạng’

15:51 | 23/05/2025

“Case 404 là một trò chơi tương tác về an ninh mạng do Kaspersky phát triển nhằm giúp Gen Z học cách tự bảo vệ mình trên không gian số.

An ninh mạng tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng Kaspersky phát hiện Trojan đánh cắp dữ liệu mới Hơn 2 triệu thẻ ngân hàng đã bị đánh cắp dữ liệu

Trò chơi tương tác này được ra đời trong xu thế tội phạm mạng đang lợi dụng sự yêu thích của Gen Z đối với anime, từ Naruto đến Attack on Titan (Đại Chiến Titan) và các nội dung giải trí phổ biến khác. Vì vậy, để người dùng Gen Z có kiến thức cơ bản, nhận diện các chiêu trò lừa đảo và rủi ro an ninh mạng, Kaspersky đã phát triển “Case 404”- một trò chơi tương tác về an ninh mạng, giúp Gen Z học cách tự bảo vệ mình trên không gian số.

Ghi nhận mới nhất từ Kaspersky chi thấy, chỉ từ Q2/2024 đến Q1/2025 đã có hơn 250.000 lượt tấn công mạng được phát hiện dưới dạng các tập phim anime đình đám cùng nhiều nền tảng giải trí quen thuộc với giới trẻ.

Cùng “Case 404” nhập vai ‘Thám tử an ninh mạng’
Cùng “Case 404” nhập vai ‘Thám tử an ninh mạng’

Đối với nhiều người dùng Gen Z, trải nghiệm giải trí trực tuyến (streaming) giờ đây đã vượt xa định nghĩa về một hình thức giải trí thông thường, và trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống hàng ngày. Streaming trở thành nơi Gen Z kết nối sâu sắc với các nhân vật, thế giới ảo và cộng đồng người hâm mộ, từ đó góp phần định hình bản sắc riêng. Những bộ anime cuốn hút đến những buổi 'cày phim' đầy hoài niệm là ví dụ thực tế cho sự gắn kết sâu sắc của Gen Z với thế giới màn ảnh. Tuy nhiên, sự gắn bó này lại vô tình tạo nên một nghịch lý về bảo mật: khi người xem càng dành nhiều cảm xúc, họ càng dễ bị “sập bẫy” các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Niềm đam mê với giải trí trực tuyến của Gen Z đang dần trở thành "mảnh đất màu mỡ" cho các hoạt động tội phạm mạng.

Văn hóa anime là một minh chứng rõ nét cho sự gắn bó của Gen Z với thế giới giải trí trực tuyến. Với hơn 65% người dùng thường xuyên xem anime, Gen Z chính là thế hệ 'ghiền' anime nhất từ trước tới nay.

Các chuyên gia bảo mật của Kaspersky đã tập trung phân tích 5 tựa anime được Gen Z yêu thích hàng đầu: Naruto, One Piece (Đảo Hải Tặc), Demon Slayer (Thanh Gươm Diệt Quỷ), Attack on Titan (Đại Chiến Titan), và Jujutsu Kaisen (Chú Thuật Hồi Chiến). Từ đó, Kaspersky phát hiện và ghi nhận được 251.931 lượt tấn công, khi tội phạm mạng phát tán phần mềm độc hại/không mong muốn bằng cách ngụy trang chúng dưới các tựa anime đình đám.

Lợi dụng sự yêu mến của Gen Z đối với anime, tội phạm mạng thường tung ra những “mồi nhử” hấp dẫn như “tập đặc biệt”, “cảnh phim bị rò rỉ” hay “quyền truy cập VIP miễn phí” nhằm đánh lừa người dùng và phát tán mã độc.

Cùng 'Case 404' nhập vai ‘Thám tử an ninh mạng’
Số lượt tấn công thông qua các tệp không mong muốn hoặc tệp độc hại được ngụy trang dưới vỏ bọc anime yêu thích của Gen Z

Trong đó, Naruto giữ vị trí đầu bảng với 114.216 lượt tấn công, dù bộ phim đã phát sóng hơn hai thập kỷ trước, đứng thứ hai là Demon Slayer với 44.200 lượt. Nhờ sở hữu lượng người hâm mộ toàn cầu đông đảo và các khoảnh khắc ấn tượng được lan truyền trên mạng xã hội, sự nổi tiếng của Demon Slayer trong những năm gần đây đã khiến bộ phim trở thành “mồi nhử” lý tưởng cho tội phạm mạng. Xếp thứ ba là Attack on Titan, một cái tên đã quá quen thuộc với cộng đồng anime, với 39.433 lượt.

Bên cạnh anime, Kaspersky cũng phân tích 5 tác phẩm điện ảnh và series mang tính biểu tượng vẫn đang được Gen Z đặc biệt yêu thích, gồm Shrek (Gã Chằn Tinh Tốt Bụng), Stranger Things (Cậu Bé Mất Tích), Twilight (Chạng Vạng), Inside Out 2 (Những Mảnh Ghép Xảm Xúc 2), và Deadpool & Wolverine (Deadpool Và Wolverine). Trong giai đoạn nghiên cứu, tổng cộng có tới 43.302 lượt tấn công được ghi nhận, với một đợt gia tăng đáng kể xảy ra vào đầu năm 2025.

Đáng chú ý, phần lớn các cuộc tấn công này nhắm vào người hâm mộ của bộ phim Shrek, với hơn 36.000 lượt – chiếm phần lớn trong tổng số. Đặc biệt, chỉ trong tháng 3 vừa qua, số lượt tấn công liên quan đến Shrek tăng vọt, gấp đôi mức trung bình hàng tháng của năm 2024. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do làn sóng quan tâm trở lại của cộng đồng mạng đối với tựa phim này, trở thành cơ hội để tội phạm mạng lợi dụng.

Cùng 'Case 404' nhập vai ‘Thám tử an ninh mạng’

Số lượt tấn công thông qua các tệp gây không mong muốn hoặc tệp độc hại được ngụy trang thành phim và series yêu thích của Gen Z

Các nền tảng như Netflix, Amazon Prime Video, Disney+, Apple TV Plus và HBO Max đang định hình cách Gen Z thưởng thức phim, series và anime. Với trải nghiệm giải trí đắm chìm, linh hoạt và cá nhân hóa cao, các dịch vụ này đáp ứng chính xác sở thích của giới trẻ ngày nay.

Tuy nhiên, sự phổ biến mạnh mẽ của các nền tảng này lại biến chúng thành “mảnh đất màu mỡ” cho tội phạm mạng khai thác. Và đã có 96.288 lượt tấn công mà trong đó các tệp độc hại hoặc không mong muốn được ngụy trang dưới tên các dịch vụ phát trực tuyến nổi tiếng nhằm đánh lừa người dùng.

Khác với những trào lưu giải trí mang tính thời điểm, các nền tảng streaming liên tục cập nhật nội dung, từ những bộ phim bom tấn được mong đợi cho đến các tác phẩm chất lượng nhưng ít được biết, cho phép người xem khám phá bất cứ lúc nào, kể cả nhiều tháng hoặc nhiều năm sau ngày phát hành.

Quá trình phân tích cũng cho thấy, Netflix đã trở thành cái tên nổi bật với số lượt tấn công đáng báo động: 85.679 lượt, cùng hơn 2,8 triệu trang web lừa đảo giả mạo giao diện nền tảng này. Tội phạm mạng tận dụng lượng truy cập khổng lồ, độ phủ sóng toàn cầu và mô hình hoạt động dựa trên đăng ký định kỳ của Netflix. Chúng tạo ra các trang đăng nhập, gửi các liên kết "dùng thử miễn phí" hoặc email yêu cầu đặt lại mật khẩu. Tất cả đều được thiết kế tinh vi để đánh trúng thói quen sử dụng và hành vi trực tuyến của người dùng Gen Z.

Trước thực tế này, Kaspersky đã ra mắt “Case 404”, một trò chơi trực tuyến tương tác được thiết kế riêng cho thế hệ Gen Z. Trong “Case 404”, người chơi vào vai "thám tử an ninh mạng", tham gia điều tra và phá giải các vụ án an ninh mạng trên môi trường số. Trò chơi không chỉ nâng cao các nhận thức về các rủi ro mạng, mà còn rèn luyện tư duy phản biện và kỹ năng an ninh mạng cần thiết để tự bảo vệ mình trong không gian số ngày càng phức tạp. Khi hoàn thành trò chơi, người tham gia sẽ nhận được mã giảm giá dành cho gói Kaspersky Premium, một công cụ bảo mật đáng tin cậy, hỗ trợ duy trì sự an toàn khi người dùng lướt web.

“Thế giới giải trí không ngừng thay đổi, và các chiêu trò của tội phạm mạng cũng vậy. Từ những bộ anime đình đám như Naruto và Demon Slayer đến các bom tấn mới nhất như Inside Out 2, các đối tượng lừa đảo đang lợi dụng niềm đam mê của Gen Z với văn hóa số và các nền tảng streaming để phát tán phần mềm độc hại. Trước sự gia tăng của các mối đe dọa mạng nhắm vào giới trẻ, việc nâng cao nhận thức, cảnh giác và hiểu cách tự bảo vệ bản thân trong thế giới số trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.” Ông Vasily Kolesnikov, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky nhận định.

Cùng “Case 404” nhập vai ‘Thám tử an ninh mạng’
Thông qua “Case 404”, Kaspersky đưa GenZ nhập vai ‘Thám tử an ninh mạng’ để tìm hiểu cách tự bảo vệ chính mình

Kaspersky cũng đồng thời đưa ra khuyến nghị:

Trải nghiệm trò chơi tương tác trực tuyến “Case 404” của Kaspersky, được thiết kế riêng cho Gen Z nhằm giúp người chơi học cách tự bảo vệ bản thân trong thế giới số ngày càng nhiều rủi ro.

Luôn sử dụng gói đăng ký hợp pháp khi truy cập các dịch vụ streaming trực tuyến và đảm bảo bạn đang cài đặt ứng dụng từ các kho ứng dụng hoặc trang web chính thức.

Xác minh tính xác thực của trang web trước khi nhập bất kỳ thông tin cá nhân nào. Chỉ truy cập các trang chính thức và đáng tin cậy để xem hoặc tải nội dung, và kiểm tra kỹ đường dẫn URL cũng như cách viết tên thương hiệu để tránh trang giả mạo.

Cẩn trọng với định dạng tệp tải xuống — các tệp có đuôi .exe hoặc .msi thường không phải là video, mà là định dạng dành cho phần mềm, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thiết bị.

Trang bị giải pháp bảo mật đáng tin cậy như Kaspersky Premium, để phát hiện các tệp đính kèm độc hại có thể xâm phạm dữ liệu cá nhân.

Đảm bảo an toàn khi duyệt web và nhắn tin với Kaspersky VPN, giúp bảo vệ địa chỉ IP của người dùng và ngăn chặn nguy cơ rò rỉ dữ liệu.

Anh Tuấn

Đường dẫn bài viết: https://dientuungdung.vn/cung-case-404-nhap-vai-tham-tu-an-ninh-mang-9391.html

In bài biết

Bản quyền thuộc Tạp chí Điện tử và Ứng dụng.