Phát huy vai trò trí thức khoa học và công nghệ trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
Sáng 29/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo "Vai trò của trí thức khoa học và công nghệ trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị", nhằm đẩy mạnh vai trò của giới trí thức trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
![]() |
TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA. Ảnh HC |
Phát biểu khai mạc, TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA, nhấn mạnh: Để triển khai thực hiện Nghị quyết 57 hiệu quả trong toàn hệ thống, Đảng ủy VUSTA đã ban hành Kế hoạch số 16-KH/ĐU ngày 24/2/2025 với định hướng phát huy cao độ trách nhiệm, trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Mục tiêu là thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn đời sống, sản xuất, qua đó gia tăng hàm lượng khoa học trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
![]() |
Hội thảo lần này được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để lãnh đạo các hội thành viên, các đơn vị trực thuộc VUSTA cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp khả thi để đưa Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống, đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
TS. Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch VUSTA, đánh giá cao Nghị quyết 57, cho rằng đây là dấu mốc lớn kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá cho khoa học và công nghệ Việt Nam. Theo ông Tân, để phát huy tối đa vai trò của VUSTA trong giai đoạn mới, cần nhanh chóng nghiên cứu, điều chỉnh mô hình hoạt động theo hướng kết hợp song song mô hình tổ chức nhận nhiệm vụ từ Đảng, Nhà nước với mô hình tự chủ, lấy doanh nghiệp, thị trường làm trung tâm khai thác sáng tạo và sức mạnh trí thức.
![]() |
TS. Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Ảnh: Hoàng Tùng |
Đề xuất cụ thể, TS. Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, kiến nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục tạo cơ chế đặc thù cho hoạt động tư vấn, phản biện xã hội; Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường đặt hàng nghiên cứu, ứng dụng kết quả khoa học từ hệ thống liên hiệp hội. Đồng thời, VUSTA cần có kế hoạch hành động rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng hội thành viên để bám sát mục tiêu Nghị quyết 57, đồng thời cập nhật, phát triển mạng lưới chuyên gia trong và ngoài nước, thúc đẩy đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
![]() |
TS Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam. Ảnh: Hoàng Tùng |
Từ góc độ thực tiễn, TS Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, cho biết đội ngũ trí thức trong các hội thành viên VUSTA chủ yếu là cán bộ hưu trí, dày dạn kinh nghiệm nhưng cũng đối mặt với thách thức như cập nhật kiến thức mới, thiếu cơ chế tham gia chủ động vào hoạt động nghiên cứu và tư vấn phản biện. Ông Sơn đề nghị cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật để thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Nghị quyết 57, đồng thời ban hành cơ chế đảm bảo sự tham gia chủ động, hiệu quả của các nhà khoa học vào thực hiện các đề án nghiên cứu do các bộ, ngành, địa phương chủ trì.
![]() |
Tại hội thảo, các chuyên gia như TSKH Nghiêm Vũ Khải, TS Phạm Ngọc Sơn, TS Phạm Văn Tân, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, ông Đặng Huy Đông... cũng đưa ra nhiều kiến nghị sâu sắc. Trong đó nhấn mạnh các giải pháp cấp bách như hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng trí thức, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho sáng tạo khoa học, thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và đổi mới mô hình tổ chức của VUSTA nhằm tăng tính hiệu quả và chủ động trong bối cảnh cạnh tranh và chuyển đổi số mạnh mẽ.
Một nội dung quan trọng được nhiều đại biểu nhấn mạnh là phải đưa khoa học công nghệ thực sự vào cuộc sống, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và người dân. Sản phẩm nghiên cứu khoa học cần được thương mại hóa mạnh mẽ hơn, trở thành thước đo thành công của quá trình thực hiện Nghị quyết 57.
Hội thảo kết thúc với sự đồng thuận cao về sự cần thiết phải phát huy hơn nữa vai trò của trí thức khoa học và công nghệ, xem đây là lực lượng then chốt để hiện thực hóa mục tiêu đột phá khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045 theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW.
![]() Nhà nước sẽ đầu tư không quá 12.800 tỷ đồng để xây dựng nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ phục vụ ... |
![]() Sáng 19/3/2025, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để xem xét, cho ý kiến về dự án Luật ... |
![]() Bộ KH&CN ra mắt cổng thông tin KH-CN-ĐMST-CĐS tại https://nq57.mst.gov.vn, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa Nghị quyết số ... |
![]() Nghị quyết 57-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và ... |
Hậu Nguyễn