ASEAN hướng tới 'AI có chủ quyền'

13:41 | 01/07/2025

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng đóng vai trò chiến lược đối với phát triển kinh tế, các chuyên gia công nghệ tại hội nghị East Tech West do CNBC tổ chức cho rằng việc xây dựng “AI có chủ quyền” là yêu cầu cấp thiết với các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là khu vực ASEAN.

Mã nguồn của Trí tuệ Nhân tạo có nên được công khai? DeepSeek và bài toán kiểm duyệt trong công nghệ AI Trung Quốc Khi nguồn mở thay đổi bản đồ công nghệ
ASEAN hướng tới “AI có chủ quyền”
Các diễn giả tại hội nghị East Tech West 2025 của CNBC tại Thái Lan cho biết các mô hình AI nguồn mở và điện toán đám mây đang giúp dân chủ hóa thế giới AI. Hình minh họa kỹ thuật số về bản đồ thế giới phát sáng với văn bản “AI” trên nhiều châu lục, thể hiện sự hiện diện và tích hợp toàn cầu của trí tuệ nhân tạo.Ảnh: Getty.

Khái niệm “AI có chủ quyền” được hiểu là khả năng kiểm soát toàn diện các công nghệ, dữ liệu và hạ tầng AI nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời phục vụ nhu cầu phát triển riêng biệt của từng quốc gia.

ASEAN: Nền tảng tốt, tiềm năng lớn

Dù AI đang được dân chủ hóa nhanh chóng, nhiều mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) nổi tiếng hiện nay vẫn được thiết kế xoay quanh ngữ cảnh và văn hóa phương Tây. Kasima Tharnpipitchai, Giám đốc chiến lược AI tại SCB 10X (thuộc tập đoàn tài chính SCBX – Thái Lan), cảnh báo: “Cách bạn suy nghĩ, cách bạn tương tác và cách bạn thể hiện khi dùng một ngôn ngữ khác có thể rất khác biệt”.

Ông nhấn mạnh rằng AI không thể chỉ dựa vào việc dịch từ tiếng Anh sang ngôn ngữ địa phương. Tharnpipitchai cho hay “Chúng ta cần phát triển mô hình hiểu được ngôn ngữ, văn hóa, và thực tế xã hội của từng quốc gia. Đó là điều tạo nên chủ quyền thật sự”.

Với gần 700 triệu dân, trong đó 61% dưới 35 tuổi và khoảng 125.000 người mới kết nối internet mỗi ngày, ASEAN được nhận định là khu vực có “lực đẩy số” mạnh mẽ. Jeff Johnson, Giám đốc điều hành khu vực ASEAN của Amazon Web Services (AWS), nhận định: “Chúng tôi muốn dân chủ hóa khả năng tiếp cận AI và điện toán đám mây. Đây là công cụ giúp các quốc gia phát triển chủ quyền công nghệ”.

Mô hình nguồn mở: Động lực chủ quyền AI

Một trong những giải pháp được nhiều diễn giả đồng thuận là tận dụng các mô hình AI mã nguồn mở. “Đông Nam Á có rất nhiều tài năng xuất sắc. Chúng ta không nên để tài năng ấy bị giới hạn bởi rào cản độc quyền công nghệ”, Tharnpipitchai cho biết.

Mã nguồn mở cho phép mọi tổ chức tiếp cận, điều chỉnh và triển khai mô hình theo điều kiện riêng. Meta (với Llama) và DeepSeek (Trung Quốc) là hai trong số các đơn vị quảng bá mạnh mô hình mã nguồn mởdù vẫn tồn tại một số giới hạn sử dụng.

Cecily Ng, Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc khu vực ASEAN, Trung Quốc của Databricks cho rằng sự đa dạng mô hình giúp các doanh nghiệp, chính phủ có thêm lựa chọn thay vì lệ thuộc vào nhà cung cấp lớn. Tại Trung Quốc, nguồn mở đã trở thành công cụ chiến lược để quốc gia này phát triển hệ sinh thái AI nội địa và đối trọng với Mỹ.

Theo Prem Pavan, Phó Chủ tịch Red Hat khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc, AI bản địa hóa không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ. “Càng ngày, việc có quyền truy cập cục bộ vào tài nguyên tính toán và phần cứng để huấn luyện AI cũng trở nên quan trọng”, Prem Pavan nhấn mạnh v .

Tại Thái Lan, các nhà cung cấp điện toán đám mây như AWS, Microsoft Azure, Tencent Cloud hay các công ty nội địa như AIS Cloud, True IDC đang góp phần xây dựng hạ tầng AI. Mô hình dịch vụ theo nhu cầu (“trả tiền theo mức sử dụng”) cũng giúp giảm chi phí và hạ thấp rào cản tham gia.

“Chúng tôi phục vụ mọi ngành nghề, từ startup nhỏ đến các tập đoàn lớn nhất”, ông Johnson đại diện AWS khẳng định.

Dù AI có thể đạt giá trị thị trường lên tới 4.800 tỷ USD vào năm 2033, theo báo cáo tháng 4/2025 của Cơ quan Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), công nghệ này vẫn đang tập trung nhiều vào các quốc gia phát triển. UNCTAD kêu gọi các sáng kiến toàn cầu nhằm chia sẻ hạ tầng AI, thúc đẩy mô hình nguồn mở và phổ cập kiến thức AI.

Chủ quyền AI không còn là khái niệm mơ hồ. Đó là đòn bẩy chiến lược để các quốc gia định hình tương lai số của mình. Và với ASEAN, hành trình đó có thể bắt đầu từ việc khai thác sức mạnh nguồn mở, đầu tư hạ tầng điện toán đám mây và xây dựng mô hình AI “hiểu” chính ngôn ngữ và con người bản địa.

AI và hạ tầng mạng thông minh: Chìa khóa giúp doanh nghiệp trụ vững trong thế giới thời gian thực AI và hạ tầng mạng thông minh: Chìa khóa giúp doanh nghiệp trụ vững trong thế giới thời gian thực

Trước sức ép phải vận hành “mọi thứ, mọi nơi, mọi lúc”, các doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc nền tảng kỹ thuật số ...

Vật lý tạo đà tăng tốc cho AI Việt Nam Vật lý tạo đà tăng tốc cho AI Việt Nam

AI không thể phát triển đến đỉnh cao nếu thiếu nền tảng vật lý vững chắc. Từ tốc độ tính toán, độ chính xác đến ...

Thí sinh dùng camera giấu kín, nhờ ChatGPT giải đề thi Thí sinh dùng camera giấu kín, nhờ ChatGPT giải đề thi

Một thí sinh tại điểm thi Trường THPT Thăng Long (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã sử dụng thiết bị ...

Thế Kiên

Đường dẫn bài viết: https://dientuungdung.vn/asean-huong-toi-ai-co-chu-quyen-10070.html

In bài biết

Bản quyền thuộc Tạp chí Điện tử và Ứng dụng.