Châu Âu chia rẽ nghiêm trọng trong triển khai mạng 5G
Báo cáo mới từ Ookla cho thấy châu Âu đang trải qua giai đoạn "hai tốc độ" trong triển khai 5G, với các nước Bắc Âu và Nam Âu vượt trội so với Trung Âu và Tây Âu. Chính sách quốc gia, chứ không phải vị trí địa lý, quyết định thành bại của việc phủ sóng 5G.
Công ty phân tích hiệu suất mạng Ookla vừa công bố báo cáo đánh giá tiến độ triển khai 5G tại Liên minh châu Âu trong quý II/2025. Kết quả cho thấy châu Âu đang trải qua tình trạng phân hóa nghiêm trọng, với một số quốc gia vượt xa về tỷ lệ phủ sóng trong khi những nước khác vẫn chậm chễ.
Xem thêm: Việt Nam hoàn thành sớm đấu giá băng tần quan trọng cho 5G |
Dữ liệu từ Speedtest Intelligence cho thấy các nước Bắc Âu và Nam Âu duy trì vị thế dẫn đầu về khả năng tiếp cận 5G. Đan Mạch đứng đầu với tỷ lệ phủ sóng 83,9%, theo sau là Thụy Điển (77,8%) và Hy Lạp (76,4%).
![]() |
Bắc Âu duy trì vị thế dẫn đầu về độ phủ sóng 5G, các nước Benelux và Đông Âu chậm chễ. Nguồn: Ookla |
Ngược lại, các nước Trung Âu và Tây Âu ghi nhận tỷ lệ phủ sóng thấp hơn nhiều. Vương quốc Anh chỉ đạt 45,2%, Hungary 29,9% và đáng chú ý nhất là Bỉ chỉ có 11,9%, thậm chí thấp hơn nhiều thị trường mới nổi ở Mỹ Latin và Đông Nam Á.
Thống kê cho thấy người dùng di động EU trung bình dành 44,5% thời gian kết nối với mạng 5G trong quý II/2025, tăng từ 32,8% cùng kỳ năm trước.
Báo cáo Ookla nhấn mạnh yếu tố chính sách quốc gia, chứ không phải điều kiện địa lý hay nhân khẩu học, quyết định thành công trong triển khai 5G. Các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy đã áp dụng cách tiếp cận thông minh với việc đặt ra các nghĩa vụ phủ sóng nông thôn nghiêm ngặt trong giấy phép băng tần 5G.
![]() |
Mặc dù 5G đã được triển khai rộng, 4G vẫn là công nghệ chính mà người châu Âu sử dụng. Nguồn: Ookla |
Thụy Điển yêu cầu Telia đầu tư 25 triệu euro từ phí cấp phép để cung cấp băng thông rộng di động tối thiểu 10 Mbps tại các khu vực nông thôn thiếu dịch vụ. Các nhà mạng đặt mục tiêu phủ sóng 99% dân số toàn quốc vào cuối năm nay.
Các nước này cũng tích cực thúc đẩy việc chia sẻ mạng lưới, như liên doanh TT Network giữa Telia và Telenor tại Đan Mạch, đồng thời tận dụng các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu để tài trợ triển khai ở nông thôn.
Thụy Sĩ nổi bật khi đạt tỷ lệ phủ sóng 81,3% mà không cần trợ cấp chính phủ. Quốc gia này dựa vào việc cung cấp quyền tiếp cận phổ tần tiên phong với giá cạnh tranh và cam kết tự nguyện từ các nhà mạng như Swisscom để mở rộng phủ sóng 5G. Mức doanh thu trung bình trên mỗi người dùng cực kỳ cao tại Thụy Sĩ cũng giúp bảo toàn vốn của các nhà mạng cho đầu tư mạng lưới.
![]() |
Sự chênh lệch về độ phủ sóng 5G tại châu Âu. Nguồn: Ookla |
Trong khi các chính sách quản lý thúc đẩy đầu tư 5G ở một số nước Bắc Âu và Nam Âu, chúng lại kìm hãm sự phát triển ở những nơi khác. Anh buộc các nhà mạng thực hiện chương trình thay thế thiết bị đắt đỏ trong mạng 5G đến năm 2027 do lo ngại về lỗ hổng chuỗi cung ứng.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn do khoảng cách tài trợ sau Brexit. Anh không thể tiếp cận các nguồn lực từ Cơ sở Phục hồi và Khả năng phục hồi của EU, bao gồm 2 tỷ euro được phân bổ cho triển khai 5G tại Ý và hỗ trợ cho Chương trình nghị sự Tây Ban Nha số hóa 2025.
Bỉ quốc gia châu Âu vẫn có tỷ lệ phủ sóng 5G thấp hơn nhiều thị trường khác. Cấu trúc liên bang của nước này dẫn đến sự chậm trễ mãn tính khi các cuộc đấu giá phổ tần dự kiến năm 2019 bị đẩy sang 2022 do tranh chấp khu vực về chia sẻ doanh thu giữa Flanders, Wallonia và Brussels.
Tây Ban Nha nổi bật là quốc gia dẫn đầu châu Âu trong triển khai 5G độc lập (SA), đạt thị phần mẫu 8% so với mức trung bình EU chỉ 1,3% trong quý II/2025. Thành công này đến từ việc nước này chủ động sử dụng các quỹ phục hồi EU để trợ cấp triển khai 5G SA ở các khu vực chưa được phục vụ đầy đủ.
![]() |
Triển khai băng tần thấp và công nghệ DSS thúc đẩy mở rộng phủ sóng 5G tại các nước chậm triển khai. Nguồn: Ookla |
Khung chính sách đầy trợ cấp của Tây Ban Nha đã phân bổ hàng trăm triệu euro từ các quỹ phục hồi EU thông qua các khoản trợ cấp "UNICO-5G" để tài trợ hơn 7.000 trạm mới tại các làng và dọc 30.000 km đường bộ.
Tuy nhiên, mức độ này vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ (trên 20%) và Trung Quốc (80%), cho thấy tốc độ phủ sóng và áp dụng nhanh hơn nhiều tại các thị trường này.
Những khác biệt dai dẳng trong phủ sóng 5G và sự chậm trễ lâu dài trong việc hài hòa hóa khả năng tiếp cận phổ tần cho thấy các sáng kiến quy định sắp tới như Đạo luật Mạng số phải đối mặt với thách thức lớn để cải thiện khả năng cạnh tranh của châu Âu.
Kinh nghiệm của các quốc gia thành viên tiên phong trong phân bổ phổ tần chiến lược và áp dụng các đòn bẩy chính sách dựa trên dữ liệu để thúc đẩy triển khai cho thấy châu Âu đã có các công cụ cần thiết để thu hẹp khoảng cách. Điều quan trọng là cần có chính sách dựa trên bằng chứng để châu Âu duy trì khả năng cạnh tranh trong các công nghệ tiên tiến như 5G.
![]() Ericsson vừa ra mắt nền tảng mạng lõi 5G đám mây theo yêu cầu, giúp các nhà mạng triển khai 5G SA chỉ trong vài ... |
![]() Cuộc đua 5G Việt Nam chứng kiến sự đảo chiều bất ngờ khi VNPT vượt qua Viettel giành vị trí dẫn đầu với tốc độ ... |
![]() Bộ Công an chính thức tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại FPT Telecom từ SCIC, mở ra cơ ... |
Công Trí