Siết chặt quản lý quảng cáo của người có ảnh hưởng trên mạng
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu chấm dứt tình trạng người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm mà không hiểu biết, không kiểm chứng nội dung, đặc biệt trong lĩnh vực thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Chặn đứng quảng cáo thiếu trách nhiệm vì lợi nhuận
Thời gian qua, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện các vụ việc sản xuất, buôn bán, quảng cáo thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, gây bức xúc trong dư luận. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân "thổi phồng" công dụng sản phẩm, gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh, quảng cáo chưa thẩm định nội dung, cung cấp thông tin sai lệch về chất lượng và xuất xứ sản phẩm.
![]() |
BTV Quang Minh (trái) và MC Vân Hugo bị xử phạt do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo. Ảnh: VOV |
Trước thực trạng này, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa ban hành công văn số 1005/PTTH&TTĐT và 1037/PTTH&TTĐT gửi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo, các nhãn hàng, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các đơn vị truyền thông. Theo đó, Cục yêu cầu quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động quảng cáo qua người có ảnh hưởng trên mạng, đặc biệt qua hình thức livestream, bài đăng, chia sẻ trải nghiệm về chất lượng, công dụng sản phẩm.
![]() |
Đáng chú ý, cơ quan quản lý nhấn mạnh việc "chấm dứt tình trạng người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng không hiểu biết về sản phẩm, không kiểm chứng nội dung quảng cáo vẫn tham gia quảng bá sản phẩm vì thù lao, lợi nhuận". Công văn cũng nghiêm cấm sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm.
Trách nhiệm tuân thủ pháp luật của đơn vị truyền thông và doanh nghiệp
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo nói chung và quảng cáo thuốc, sữa, thực phẩm nói riêng tại các văn bản luật hiện hành. Các doanh nghiệp phải tăng cường kiểm duyệt chặt chẽ nội dung quảng cáo và vị trí cài đặt, đảm bảo nội dung phù hợp với công dụng, tác dụng đã công bố, kịp thời gỡ bỏ quảng cáo vi phạm khi phát hiện.
![]() |
Riêng với đơn vị hoạt động truyền hình, các cơ quan báo đài trung ương và địa phương còn phải rà soát quy trình tiếp nhận hồ sơ quảng cáo, đảm bảo đúng, đủ thành phần theo quy định. Các đơn vị phải tăng cường kiểm duyệt nội dung quảng cáo, tuân thủ nghiêm quy định về dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác, đọc rõ ràng khi quảng cáo thực phẩm chức năng nội dung khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".
Các đài cũng cần chấn chỉnh, quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của phóng viên, biên tập viên, cán bộ, viên chức, người lao động, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật về báo chí, quảng cáo, nhất là việc tham gia quảng cáo các sản phẩm thực phẩm liên quan đến sức khỏe người dân, cộng đồng.
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cảnh báo sẽ tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo, rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm trong thời gian tới.
![]() Trong năm 2024, các cuộc thảo luận về thị trường AdTech tập trung vào hai chủ đề chính, đó là sự lo ngại xung quanh ... |
![]() Trong bối cảnh chính sách thuế quan mới của cựu Tổng thống Donald Trump đang phủ bóng bất ổn lên nền kinh tế Mỹ, các ... |
![]() Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa ban hành quyết định xử phạt ... |
Đạt Xanh