Việc thí điểm có kiểm soát đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, loại hình mạng viễn thông vệ tinh sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp tại Việt Nam.
GS Trần Ngọc Đường: Việc sáp nhập tỉnh này với tỉnh kia không có vấn đề gì về Hiến pháp; việc bỏ cấp huyện và chỉ còn cấp tỉnh, cấp xã cũng là hợp lý, phù hợp với tiến bộ thế giới.
Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) bổ sung khái niệm tạp chí để phân biệt rõ báo, tạp chí. Đáng chú ý, những người làm việc tại tạp chí khoa học không được cấp thẻ nhà báo.
Trung tâm quản lý, tổng hợp và phân tích dữ liệu quận Ba Đình là một trong những công cụ quan trọng, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong mọi mặt đời sống xã hội.
Hướng đến mục tiêu xây dựng, vận hành, phát triển cơ quan Quốc Hội Việt Nam hiện đại, hiệu quả, bền vững, Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030.
Ngày 29/12/2024, phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm top 50 toàn cầu về hạ tầng số, công nghệ số và công nghiệp số vào năm 2030. Đây được xem là tiền đề quan trọng để đất nước phát triển kinh tế số và xã hội số trong kỷ nguyên mới.
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đã dành 01 chương quy định về trí tuệ nhân tạo nhằm bảo đảm khuyến khích, phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và có biện pháp quản lý giảm thiểu rủi ro nhằm bảo đảm công nghệ số này được khai thác một cách có trách nhiệm, thúc đẩy niềm tin và đảm bảo an toàn cho con người.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam
Theo đó, bên cạnh việc liên kết với ứng dụng VneID của Bộ Công an để cập nhật thông tin sinh trắc học, MoMo và Trung tâm RAR sẽ hợp tác nghiên cứu, triển khai các giải pháp số trong dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông vận tải… và nhiều lĩnh vực khác.
Năm 2024, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành đã tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 6.099 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Riêng tại Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 3.040 văn bản; các địa phương đã kiểm tra theo thẩm quyền 5.195 VBQPPL.
Qua 7 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là những tác động tích cực đối với hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch trên toàn quốc, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân.