Luật Công nghiệp công nghệ số - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ cho Việt Nam

Theo dõi tạp chí Điện tử và Ứng dụng trên
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam

Lời tòa soạn: Công nghiệp công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Với tổng doanh thu ước đạt 152 tỷ USD trong năm 2024 và sự hiện diện của hơn 54.500 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành công nghiệp này đang tạo ra những bước tiến ấn tượng trên bản đồ công nghệ toàn cầu.

Việc Quốc hội thảo luận và thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số không chỉ tạo hành lang pháp lý vững chắc mà còn mở ra cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chuyển mình từ gia công, lắp ráp sang làm chủ công nghệ lõi.

Tạp chí Điện tử và Ứng dụng xin trân trọng giới thiệu loạt bài về Luật Công nghiệp công nghệ số. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những điểm mới nổi bật của Luật và các chính sách ưu đãi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp then chốt này.

Công nghiệp công nghệ số đã được Trung ương Đảng xác định là một ngành công nghiệp nền tảng, để thúc đẩy cuộc cách mạng Chuyển đổi số.

Công nghiệp công nghệ số là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số. Năm 2024, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số ước đạt 152 tỷ USD, tăng 35,7% so với năm 2019; Giá trị Việt Nam trong tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số đạt 31,8%, tăng từ 21,35% vào năm 2019; Tổng số nhân lực đạt 1,67 triệu người, tăng 67% so với năm 2019; Toàn ngành có 54.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Năm 2023, Việt Nam có 5 sản phẩm công nghiệp công nghệ số được xếp hạng top đầu thế giới: (1) Đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động thông minh; (2) Đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; (3) Đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; (4) Đứng thứ 8 thế giới về thiết bị linh kiện điện tử; (5) Đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm.

Để phát triển công nghiệp công nghệ số, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Luật CNCNS hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước, tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng phát triển doanh nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam; góp phần xây dựng Chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

luat cong nghiep cong nghe so bai 1 dong luc phat trien kinh te so va dot pha cong nghe cho viet nam

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh Mic.gov.vn

Ngày 30/11/2024, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Công nghệ số là lực lượng sản xuất mới thực sự mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên số cho sự phát triển của nhân loại…

Dự thảo Luật đã thể hiện rõ các nội dung cần thiết để phát triển toàn diện ngành công nghiệp công nghệ số như: Nghiên cứu và phát triển công nghệ số, Phát triển hạ tầng công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy hệ sinh thái công nghệ số toàn diện, Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.

Những điểm mới Luật Công nghiệp công nghệ số

Công nghiệp Bán dẫn: là một phân ngành quan trọng của công nghiệp công nghệ số, tương đối hoàn chỉnh mang tính vật lý cao, có quy mô đủ lớn. Dự thảo Luật quy định Chương “Công nghiệp bán dẫn” thay cho “vi mạch bán dẫn” nhằm bảo đảm tính bao quát, tổng thể, đầy đủ các công đoạn của hoạt động công nghiệp bán dẫn, phù hợp với mục tiêu, đối tượng quản lý và đồng bộ với Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn. Dự thảo giao Chính phủ xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách riêng để phát triển trong từng thời kỳ.

Trí tuệ nhân tạo (AI): là một trong các công nghệ số cốt lõi nhất. Luật đưa ra định nghĩa, các nguyên tắc quản lý và phát triển, giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Luật dự thảo nguyên tắc quản lý và phát triển AI. AI phục vụ sự thịnh vượng và hạnh phúc con người phải đảm bảo minh bạch và giải thích được, có trách nhiệm giải trình, công bằng và không phân biệt đối xử, tôn trọng các giá trị đạo đức và giúp con người, bảo vệ quyền riêng tư, tiếp cận bao trùm, an ninh và bảo mật, kiểm soát được, quản lý dựa trên rủi ro, đổi mới có trách nhiệm và khuyến khích hợp tác quốc tế.

Tài sản số, tài sản mã hóa: Tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao, xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ như quyền tài sản phù hợp với quy định pháp luật dân sự, sở hữu trí tuệ và pháp luật khác có liên quan. Tài sản mã hóa là một loại tài sản số.

Nguyên tắc quản lý: quản lý tài sản số đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các quy trình quản lý, công nghệ và con người; bảo đảm tính toàn vẹn và xác thực; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, quản lý rủi ro; bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; có thể chuyển giao, tương thích với các hệ thống khác; quản lý theo vòng đời; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ pháp luật và hỗ trợ phát triển bền vững.

Giao Chính phủ quy định chi tiết loại hình, quản lý tài sản số và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số hóa tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phòng chống, ngăn chặn, hạn chế và xử lý các rủi ro liên quan đến tài sản số.

Cơ chế thử nghiệm: là việc cho phép thử nghiệm có kiểm soát với phạm vi giới hạn về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng thử nghiệm đối với sản phẩm, dịch vụ hội tụ công nghệ số, mô hình kinh doanh mới được tạo ra bởi hội tụ công nghệ số mà chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành.

Nguyên tắc thử nghiệm: (i) tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành ngoại trừ các nội dung được cho phép thực hiện thử nghiệm; (ii) thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới có rủi ro thấp đối với người sử dụng và thị trường; có tính đổi mới, mang lại giá trị mới; có khả năng mở rộng sau khi thử nghiệm; (iii) bảo đảm công khai, minh bạch, tự nguyện, bình đẳng; (iv) giám sát chặt chẽ, thường xuyên (tăng cường chuyển đổi số, giám sát online); có cơ chế quản lý dữ liệu thử nghiệm; (v) bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo an ninh và bảo mật dữ liệu cá nhân; (vi) kết quả thử nghiệm là cơ sở để xem xét, quyết định đưa vào ứng dụng chính thức và hoàn thiện pháp lý.

Cần những chính sách ưu đãi vượt trội

Chính sách ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số: Quy định ưu đãi đối với hoạt động công nghiệp công nghệ số: ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số trên nguyên tắc tham chiếu đến các quy định về ưu đãi hiện hành trong pháp luật về đầu tư, thuế, tín dụng, công nghệ cao, … Ngoài ra, dự thảo Luật quy định thêm một số ưu đãi trọng tâm, trọng điểm cho một số dự án đặc biệt, đặc thù trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, tập trung vào sản phẩm trọng điểm, phần mềm, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, trung tâm xử lý và lưu trữ dữ liệu trí tuệ nhân tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đầu tư nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ số.

Song song với việc đưa các quy định về cơ chế ưu đãi, hỗ trợ vào dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, Cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ đang chủ trì sửa đổi các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đầu tư, … để bảo đảm có chính sách ưu đãi cao nhất, trọng tâm, trọng điểm đối với những dự án có tính chất, quy mô đặc biệt, không dàn trải cho ngành công nghiệp công nghệ số bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tránh trùng lắp trong hệ thống pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới nền hành chính số

Đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới nền hành chính số

Không gian số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực cải cách nền hành chính quốc gia.
Bộ Khoa học và Công nghệ bãi bỏ 14 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử

Bộ Khoa học và Công nghệ bãi bỏ 14 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử

Chính phủ số
Thực hiện Nghị định số 23/2025/NĐ-CP ngày 21/02/2025 của Chính phủ quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, ngày 20/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 268/QĐ-BKHCN về việc công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành và bị bãi bỏ lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và công nghệ, trong đó công bố mới 06 TTHC và bãi bỏ 14 TTHC.
Tỷ lệ công khai thông tin đất đai trên môi trường điện tử được cải thiện đáng kể

Tỷ lệ công khai thông tin đất đai trên môi trường điện tử được cải thiện đáng kể

Chuyển đổi số
Đánh giá việc công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2024 đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Phản hồi đối với yêu cầu cung cấp thông tin của người dân còn hạn chế.
Chính phủ thảo luận dự luật về năng lượng nguyên tử, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chính phủ thảo luận dự luật về năng lượng nguyên tử, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chuyển đổi số
Sáng 19/3/2025, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tăng thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt cần hài hoà mục tiêu tăng thu và tăng trưởng

Tăng thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt cần hài hoà mục tiêu tăng thu và tăng trưởng

Kinh tế số
Đối với các sản phẩm rượu, bia, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi đề xuất 2 phương án. Cả 2 phương án đều tăng thuế TTĐB cao và tăng liên tục... sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Xem thêm
Hà Nội
TP Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Hà Giang
Hải Phòng
Khánh Hòa
Nghệ An
Phan Thiết
Quảng Bình
Thừa Thiên Huế
Hà Nội

24°C

Cảm giác: 25°C
mây đen u ám
T6, 00:00
24°C
T6, 03:00
26°C
T6, 06:00
31°C
T6, 09:00
35°C
T6, 12:00
26°C
T6, 15:00
24°C
T6, 18:00
24°C
T6, 21:00
23°C
T7, 00:00
25°C
T7, 03:00
26°C
T7, 06:00
26°C
T7, 09:00
25°C
T7, 12:00
23°C
T7, 15:00
21°C
T7, 18:00
21°C
T7, 21:00
20°C
CN, 00:00
21°C
CN, 03:00
24°C
CN, 06:00
22°C
CN, 09:00
22°C
CN, 12:00
21°C
CN, 15:00
20°C
CN, 18:00
19°C
CN, 21:00
18°C
T2, 00:00
20°C
T2, 03:00
24°C
T2, 06:00
25°C
T2, 09:00
25°C
T2, 12:00
21°C
T2, 15:00
20°C
T2, 18:00
19°C
T2, 21:00
18°C
T3, 00:00
20°C
T3, 03:00
26°C
T3, 06:00
31°C
T3, 09:00
32°C
T3, 12:00
24°C

Tỷ giáGiá vàng

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 15329 15593 16177
CAD 17781 18055 18682
CHF 29910 30283 30947
CNY 0 3358 3600
EUR 27840 28105 29148
GBP 32374 32758 33710
HKD 0 3189 3393
JPY 169 173 180
KRW 0 0 19
NZD 0 14316 14912
SGD 18702 18979 19520
THB 669 732 785
USD (1,2) 25511 0 0
USD (5,10,20) 25549 0 0
USD (50,100) 25576 25610 25965
Cập nhật: 10/04/2025 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,610 25,610 25,970
USD(1-2-5) 24,586 - -
USD(10-20) 24,586 - -
GBP 32,782 32,871 33,746
HKD 3,263 3,272 3,372
CHF 29,878 29,971 30,805
JPY 172.66 172.97 180.73
THB 718.36 727.23 778.59
AUD 15,666 15,722 16,147
CAD 18,094 18,152 18,640
SGD 18,916 18,975 19,578
SEK - 2,550 2,640
LAK - 0.91 1.26
DKK - 3,744 3,874
NOK - 2,347 2,432
CNY - 3,475 3,569
RUB - - -
NZD 14,331 14,464 14,889
KRW 16.4 17.1 18.38
EUR 27,993 28,015 29,213
TWD 708.64 - 857.44
MYR 5,394.64 - 6,085.87
SAR - 6,754.51 7,110.68
KWD - 81,606 86,779
XAU - - 103,400
Cập nhật: 10/04/2025 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,610 25,630 25,970
EUR 27,764 27,875 28,998
GBP 32,520 32,651 33,614
HKD 3,258 3,271 3,378
CHF 29,699 29,818 30,714
JPY 171.65 172.34 179.46
AUD 15,556 15,618 16,136
SGD 18,887 18,963 19,503
THB 736 739 771
CAD 17,974 18,046 18,573
NZD 14,366 14,868
KRW 16.94 18.67
Cập nhật: 10/04/2025 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25620 25620 25980
AUD 15502 15602 16167
CAD 17940 18040 18595
CHF 29839 29869 30753
CNY 0 3476.3 0
CZK 0 1080 0
DKK 0 3810 0
EUR 27835 27935 28807
GBP 32591 32641 33759
HKD 0 3320 0
JPY 172.71 173.21 179.74
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.2 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6000 0
NOK 0 2490 0
NZD 0 14377 0
PHP 0 422 0
SEK 0 2633 0
SGD 18835 18965 19695
THB 0 700.5 0
TWD 0 770 0
XAU 10080000 10080000 10390000
XBJ 8800000 8800000 10390000
Cập nhật: 10/04/2025 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,610 25,660 25,930
USD20 25,610 25,660 25,930
USD1 25,610 25,660 25,930
AUD 15,601 15,751 16,816
EUR 28,115 28,265 29,694
CAD 17,937 18,037 19,356
SGD 18,935 19,085 19,650
JPY 173.02 174.52 179.21
GBP 32,807 32,957 33,836
XAU 10,088,000 0 10,392,000
CNY 0 3,360 0
THB 0 733 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 10/04/2025 21:00