Apple đã đạt được cột mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD

Apple đã đạt được cột mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD

Apple đã đạt được cột mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD, trở thành công ty đầu tiên trên thế giới đạt được thành tựu này. Điều này phản ánh sự ảnh hưởng lâu dài của chiếc iPhone, một sản phẩm đã thay đổi cuộc sống và ngành công nghiệp trên toàn cầu.

Apple đã đạt được cột mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD

Bắt đầu từ một nhà để xe ở California vào năm 1976, Apple đã phát triển thành một công ty công nghệ lớn với giá trị gấp đôi so với Google và gấp bảy lần Exxon Mobil (đã từng là công ty có giá trị nhất thế giới trong nhiều năm).

"Apple" đã trở thành một thương hiệu được ghi sâu trong tâm trí người tiêu dùng và cung cấp cơ hội đầu tư đáng tin cậy cho nhà đầu tư, nhờ "sở hữu luồng tiền và cơ sở khách hàng khổng lồ". Đó là một cổ phiếu mà nhà đầu tư tin tưởng mua ngay cả khi kinh tế không ổn định.

Apple đã đạt được cột mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD

Cổ phiếu “táo khuyết” đã tăng gần 50% kể từ đầu năm và vượt xa mức tăng của chỉ số Nasdaq Composite. Apple cần 42 năm để vượt mốc 1,000 tỷ USD trong năm 2018, và mất thêm 2 năm để cán mốc 2,000 tỷ USD trong nmă 2020. Gần 3 năm sau đó, họ lại lập kỷ lục mới trên mốc 3,000 USD.

Hồi tháng 1/2022, Apple đã từng vượt mốc 3,000 USD trong phiên nhưng không giữ được đến cuối phiên. Tính tới khép phiên ngày 30/06, cổ phiếu này ở mức 193.97 USD/cp và vốn hóa thị trường ở mức 3,050 tỷ USD.

Sự thành công của Apple chủ yếu đến từ iPhone, sản phẩm này chiếm khoảng một nửa doanh thu hàng năm của công ty. Mặc dù doanh số bán iPhone không tăng nhanh như trước đây, tuy nhiên, quyết định tăng giá và ra mắt dòng sản phẩm iPhone Pro vào năm 2019 đã thúc đẩy doanh số.

Ngoài ra, Apple cũng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh phụ trợ xoay quanh iPhone, nhằm tạo ra thêm doanh số bán hàng và giữ khách hàng gắn bó với hệ sinh thái của mình. Họ cũng đang phát triển các dịch vụ khác như tài khoản tiết kiệm lãi suất cao trên iPhone.

Apple đã đạt được cột mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD

Dù đối mặt với nhiều thách thức, Apple đã vượt qua các đối thủ lâu năm như Microsoft và trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Mặc dù Apple đã gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất và gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch bệnh, nhưng họ đã khôi phục nhanh chóng và phản ứng linh hoạt hơn so với hầu hết các đối thủ trong ngành công nghệ.

Từ đầu năm 2023, cổ phiếu Microsft tăng hơn 40%, một phần đến từ việc hợp tác độc quyền với OpenAI, công ty đứng đằng sau chatbot ChatGPT đình đám trong thời gian gần đây. Hiện vốn hóa thị trường của Microsoft ở mức 2,500 tỷ USD.

Cuối năm 2022, Apple gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất. Hồi tháng 11, họ cảnh báo về sự gián đoạn chuỗi cung ứng do Trung Quốc áp biện pháp kiểm soát dịch. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Đến khi bước vào mùa lễ hội, Apple không thể đáp ứng nhu cầu iPhone 14. Trong năm đó, cổ phiếu Apple giảm gần 30%.

Năm nay, Apple ghi nhận 2 quý giảm doanh thu liên tiếp. Trong 1 thập kỷ qua, đây chỉ mới là lần thứ 3 xảy ra hiện tượng này.

 

“iPhone thực sự là một sản phẩm toàn cầu và chúng tôi đang làm tốt ở các thị trường mới nổi”, CFO Apple Luca Maestri cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5/2023. “Nhờ đó, chúng tôi trụ vững trước một số thách thức về kinh tế vĩ mô”.

 

Từ đầu năm 2023, cổ phiếu Apple đã tăng gần 50%, vượt xa chỉ số Nasdaq Composite. Mặc dù đã ghi nhận hai quý giảm doanh thu liên tiếp, Apple vẫn có niềm tin vào kinh doanh iPhone và thị trường mới nổi như Ấn Độ, Indonesia, Mỹ Latinh và Trung Đông.

Tổng cộng, thành công của Apple đến từ sự đổi mới, kinh doanh thông minh và khả năng thích nghi với sự biến đổi của thị trường.