Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão như hiện nay, điện thoại thông minh đã trở thành vật không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điện thoại không chỉ đơn thuần là phương tiện liên lạc, mà còn là công cụ hỗ trợ công việc, giải trí và kết nối con người. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức vào điện thoại đang dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là hội chứng nomophobia (sợ không có điện thoại)
Hội chứng Nomophobia (viết tắt của no-mobile-phone phobia), tạm dịch “sợ không có điện thoại”, là một thuật ngữ dùng để mô tả sự lo lắng mà một người trải qua khi họ không thể truy cập vào điện thoại di động của mình.
Theo các nhà nghiên cứu, nomophobia đề cập đến tình trạng sợ hãi, lo lắng cực độ khi không có điện thoại bên mình hoặc không thể truy cập internet/mạng xã hội từ điện thoại.
Người mắc chứng bệnh này thường xuyên kiểm tra điện thoại, luôn giữ điện thoại bên mình và cảm thấy lo âu, bồn chồn chỉ sau vài phút xa rời chiếc điện thoại. Các triệu chứng của nomophobia có thể kể đến: lo âu, hoang mang, mất phương hướng, tay chân run rẩy, đổ mồ hôi, nhịp tim đập nhanh, thở gấp... giống như các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ và lo âu.
Ảnh minh họa.
Theo thống kê, thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi chứng sợ mất điện thoại. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này do phụ thuộc quá mức vào smartphone.
Theo Michele Leno, nhà tâm lý học lâm sàng và người dẫn chương trình trò chuyện của chương trình truyền hình “ Những vấn đề về tâm trí với Tiến sĩ Michele ”, cho biết lý do chính khiến nhiều người mắc chứng sợ không có điện thoại bắt nguồn từ sự phụ thuộc của chúng ta vào điện thoại di động.
“Chúng ta gắn bó với điện thoại của mình vì nhiều lý do khác nhau. Chúng là những chiếc máy tính thu nhỏ của mọi người. Mọi người sử dụng chúng cho kinh doanh. Sử dụng chúng để duy trì kết nối với gia đình”, Leno nói với CNBC.
“Khi không thể sử dụng chúng ngay lập tức, mọi người trở nên lo lắng vì nghĩ rằng mình đang bỏ lỡ điều gì đó. Nhiều người có suy nghĩ rằng điện thoại cho phép họ kết nối với mọi thứ mọi lúc.” Vì vậy khi bị tước đoạt chiếc điện thoại, người nghiện điện thoại sẽ cảm thấy cuộc sống bị đảo lộn và rơi vào trạng thái hoảng loạn.
Nhà tâm lý học lâm sàng Blair Steel, cho biết một số người dễ mắc chứng sợ không có điện thoại hơn. Các yếu tố có thể đẩy nhanh cơ hội phát triển tình trạng này của bạn là: Sự lo lắng có sẵn, lòng tự trọng thấp, đấu tranh với việc điều chỉnh cảm xúc, thiếu các mối quan hệ cá nhân...
Chứng sợ không có điện thoại không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây hệ lụy đến nhiều mặt khác của cuộc sống. Người mắc phải thường xuyên bị mất tập trung, khó tập trung vào công việc và các hoạt động khác. Họ dễ nổi cáu, thiếu kiên nhẫn và dễ xung đột với những người xung quanh. Điều này khiến mối quan hệ gia đình và tình bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, do luôn sử dụng điện thoại, những người này dễ bỏ bê sức khỏe, lười vận động và thể dục thể thao. Michele Leno lưu ý.
Vậy phải làm thế nào để khắc phục chứng sợ không có điện thoại? Dưới đây là một số biện pháp:
Chứng sợ mất điện thoại đang ngày một trở nên phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Để tránh rơi vào lối sống ảo và những hệ lụy đáng tiếc từ sự lệ thuộc quá mức vào điện thoại, mỗi chúng ta cần xây dựng nhận thức đúng đắn và có chiến lược cân bằng giữa thế giới thực và thế giới ảo. Hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi khi không có điện thoại để tận hưởng một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc và ý nghĩa hơn.