Hệ thống điểm bán hàng (POS) ngày nay không chỉ đóng vai trò đơn thuần là máy tính tiền. Chức năng của chúng đã vượt xa việc thực hiện các giao dịch của khách hàng. Các thiết bị POS hiện đại đã được kết nối với một mạng lưới các hệ thống phức tạp và liên tục mở rộng. Vì vậy, các nhà bán lẻ buộc phải thực hiện đo kiểm toàn diện để đảm bảo hiệu năng phần mềm và chức năng tích hợp, nhằm cho phép hệ thống POS hoạt động một cách trơn tru.
Việc đo kiểm các hệ thống POS phức tạp hơn do vai trò quan trọng của chúng trong việc kết nối back end với front end.
Với doanh số bán lẻ tại cửa hàng dự kiến sẽ đạt 4,2 nghìn tỷ USD vào năm 2028 chỉ riêng ở Mỹ, các nhà bán lẻ cần loại bỏ các phiên bản phần mềm chất lượng kém, gây tắc nghẽn quầy tính tiền, ảnh hưởng xấu đến mong muốn mua sắm.
Tuy nhiên, mặc dù công nghệ AI đã được ứng dụng để tăng cường tự động hóa đo kiểm, đồng thời khả năng khắc phục các vấn đề về chất lượng, tốc độ và phạm vi đo kiểm đã đạt được nhiều thành tựu, các nhà bán lẻ vẫn đang đo kiểm POS bằng phương pháp thủ công.
Trong bối cảnh các nhà bán lẻ đang đặt ra các mục tiêu về thời gian đưa sản phẩm ra thị trường và trải nghiệm người dùng, thì việc đo kiểm thủ công trở thành rào cản đối với họ. Các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý chất lượng (QA) bán lẻ đang phải chịu áp lực khổng lồ trong việc nhanh chóng phát hành các phiên bản mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; giảm các khiếm khuyết gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm mua sắm; và mở rộng diện quản lý tới các thiết bị bên trong cửa hàng, các giao diện người dùng (UI) phức tạp và các hệ thống back-end hỗ trợ vận hành. Chuyên gia Mike Wager đến từ Keysight Technologies, nhận định.
Để có thể phát hành các phiên bản mới nhanh hơn và đáng tin cậy hơn, chúng ta cần xem xét một số thách thức chính mà đội ngũ đo kiểm thủ công cần vượt qua để đạt được mục tiêu mong muốn.
Ông Mike Wager, chuyên gia đến từ Keysight Technologies.
Các hệ thống POS hiện đại có khả năng tùy chỉnh cao, với giao diện người dùng phức tạp đòi hỏi phải cập nhật phần mềm thường xuyên. Mặc dù các bản cập nhật này nâng cao chức năng và hiệu suất, nhưng chúng thường phát sinh lỗi và tạo ra các lỗ hổng bảo mật. Các thiết bị POS có khả năng chấp nhận các rủi ro thấp, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý dữ liệu khách hàng và thông tin sản phẩm cũng như xác thực thanh toán thông qua nhiều hệ thống back-end tích hợp.
Việc đo kiểm các hệ thống POS cũng phức tạp hơn do vai trò quan trọng của chúng trong việc kết nối back end với front end để tối ưu hóa các hệ thống trọng yếu, chẳng hạn như hệ thống hàng tồn kho, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng và hậu cần cũng như đối với việc tăng cường kết nối với khách hàng. Sự thay đổi của một cấu phần phần mềm có thể có tác động lan tỏa, ảnh hưởng đến hiệu năng của các hệ thống vận hành trọng yếu.
Các hiệu ứng thứ cấp cũng có thể làm gián đoạn hoạt động của thiết bị ngoại vi, khi đo kiểm thủ công truyền thống cần có sự can thiệp của con người khiến cho công việc này trở nên phức tạp hơn. Vì việc mở rộng quy mô và thực hiện đủ các phép kiểm thử trên toàn hệ sinh thái CNTT bán lẻ gặp nhiều khó khăn khi hiện đại hóa hoặc tăng số lượng các tính năng tích hợp, thời gian phát hành các phiên bản phần mềm mới bị kéo dài đáng kể.
Sự phát triển liên tục của các hệ thống POS và các tính năng tích hợp tạo ra thách thức to lớn đối với các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực kiểm thử thủ công và QA (kiểm soát chất lượng). Để có thể cân đối giữa các nhu cầu xung đột như duy trì hiệu năng, phát hành các bản cập nhật định kỳ và bổ sung tính năng mới, chúng ta phải lựa chọn giữa tăng tốc phát hành và giảm khiếm khuyết. Khi đối mặt với lựa chọn bất khả này, tốc độ thường được ưu tiên hơn chất lượng.
Tuy nhiên, triển khai phần mềm không được kiểm thử đầy đủ có thể dẫn đến việc trì hoãn hoặc hủy phát hành, xuất hiện các khiếm khuyết bị sót và tăng chi phí khi sửa lỗi sau khi phát hành. Vấn đề nan giải này gây nhiều khó khăn cho các nhà lãnh đạo phụ trách QA bán lẻ. Một mặt, họ phải chịu áp lực rất lớn từ yêu cầu phát hành nhanh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh. Mặt khác, họ phải đảm bảo chất lượng của phần mềm POS bằng cách giảm khiếm khuyết. Để đảm bảo thành công lâu dài và sự hài lòng của khách hàng, các nhà bán lẻ phải tìm ra phương pháp kiểm thử có thể ưu tiên cả chất lượng và tốc độ.
Tự động hóa có thể xóa bỏ xung đột xung đột về tốc độ và chất lượng.
Bất chấp cuộc xung đột giữa tốc độ và chất lượng, một khảo sát gần đây do Keysight Technologies và SmartBrief thực hiện đối với các nhà bán lẻ QA ở Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng 72% trong số họ vẫn kiên trì thực hiện kiểm thử thủ công. Tuy nhiên, khi số lượng hệ thống và tính năng tích hợp tăng lên, áp lực mở rộng quy mô và cung cấp mức độ bao phủ cũng tăng lên vì các lý do sau:
Sự phức tạp của phần mềm POS, các tính năng tích hợp của hệ thống và các thiết bị ngoại vi gây ra một số vấn đề nghiệm trọng cho các nhóm kiểm thử thủ công. Tự động hóa ứng dụng công nghệ AI là giải pháp thiết yếu cho những thách thức này, tạo điều kiện triển khai nhanh hơn và giải phóng thời gian cho các bài kiểm thử thiết yếu. Nhờ sử dụng công cụ không phụ thuộc công nghệ có thể tự động hóa việc kiểm thử khám phá, phạm vi kiểm thử có thể được mở rộng sang mọi bài kiểm thử trực tiếp và gián tiếp trên tất cả các tầng công nghệ của kiến trúc POS.
Ngoài ra, nhờ kết hợp kiểm thử bằng hình ảnh với công nghệ robot, hành vi thực tế của khách hàng tại nơi mua bán có thể được tự động hóa thành một mô hình người mô phỏng. Khả năng kiểm thử liên tục cũng có thể cải thiện sai lỗi do con người, trong khi tự động hóa cho phép thực hiện kiểm thử 24/7 để tăng tốc cung cấp phần mềm.
Trong khi phát hành chậm hay hủy phát hành là những vấn đề phổ biến trong kiểm thử thủ công, tự động hóa đã nổi lên như một giải pháp tạo thuận lợi cho triển khai nhanh, giảm khiếm khuyết và thời gian kiểm thử để các nhà quản lý QA có thể đạt được các mục tiêu về tốc độ và chất lượng.
Trong tương lai, các nhà bán lẻ sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng cao về việc rút ngắn thời gian cập nhật trong những năm tới. Trong bối cảnh các nhóm kiểm thử thủ công đang phải đối mặt với chậm trễ và hủy bỏ, đây chắc chắn sẽ là một trận chiến khó khăn.
Tuy nhiên khi chuyển dịch sang kiểm thử tự động, các nhà bán lẻ có thể vượt qua những rào cản trong kiểm thử thủ công để đạt được các mục tiêu về tốc độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Khách hàng và các đơn vị liên quan trong kinh doanh đặt kỳ vọng cao lên các nhóm phần mềm và mặc dù việc đạt được cả hai mục tiêu xung đột về tốc độ và chất lượng thông thường là nhiệm vụ bất khả, tự động hóa có thể xóa bỏ xung đột này và cho phép đạt cả hai mục tiêu.