Năm 2030: Hoàn thành Đề án tuyến đường sắt Điện khí hóa
Điện khí hóa tuyến đường sắt giúp loại bỏ hoàn toàn khí thải và đem lại hiệu quả kinh tế.
Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án tuyến đường sắt Điện khí hóa
Việc nghiên cứu lập Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, giai đoạn phát triển đến 2030 và tầm nhìn 2050 theo Nghị quyết số số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11 là cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường sắt để làm cơ sở quản lý hành lang đường sắt, xây dựng kế hoạch phát triển, huy động, bố trí nguồn lực đầu tư các dự án giao thông đường sắt; qua đó đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường; nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng, quốc gia.
Theo đó, yêu cầu tư vấn đề xuất nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, điện khí hoá, vận tốc thiết kế chạy tàu 160 km/h.
Tuyến đường sắt mới kết nối với Trung Quốc kể trên dự kiến tổng chiều dài hơn 441 km, đi qua 9 tỉnh thành gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh (ga Cái Lân).
Trên tuyến có khoảng 56 cầu lớn và 11 hầm xuyên núi. Tuyến đường sắt tương lai dự kiến được quy hoạch 41 ga, trong đó có 5 ga trung tâm để lập tàu, 10 ga trung gian kết hợp phục vụ khách và hàng, 5 ga cảng biển và 22 ga phụ tránh tàu.
Về phương án chạy tàu, tàu khách và tàu hàng sẽ kết nối với đường sắt Trung Quốc tại ga Lào Cai, sau đó qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh (tàu khách kết thúc tại ga Hạ Long, tàu hàng kết thúc tại ga Cái Lân). Để kết nối với các cảng biển khu vực Hải Phòng, tàu sẽ từ ga Nam Hải Phòng đi đường nhánh tới cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, Đồ Sơn.
Phương án tuyến đường sắt trên kết nối với Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai, với khổ ray 1.435 mm trong tương lai, tàu có thể chạy thẳng vào hệ thống đường sắt Côn Minh - Hà Khẩu Bắc của Trung Quốc.
Hiện, đường sắt đang khai thác tuyến đường sắt khổ 1.000mm, kết nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Hiện tuyến đường sắt này chiếm gần 50% khối lượng vận tải cả hành khách và hàng hóa của hệ thống đường sắt Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi đầu tư hoàn thành, đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh có thể kết nối với đường sắt Yên Viên (Hà Nội) - Đồng Đăng (Lạng Sơn) đi Trung Quốc đang khai thác tàu khổ ray lồng giữa 1.000mm và 1.435mm.
Việc xây dựng tuyến đường sắt này sẽ là cơ sở quản lý hành lang đường sắt, xây dựng kế hoạch phát triển, huy động, bố trí nguồn lực đầu tư các dự án giao thông đường sắt; qua đó đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Nghị quyết 96 yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án tuyến đường sắt Điện khí hóa.
Tầm quan trọng của điện khí hóa đường sắt
Đường sắt của Việt Nam vẫn đang ở nền tảng công nghệ thứ hai, đó là công nghệ diezen (công nghệ đầu tiên là đầu máy hơi nước), nhiều tuyến đường sắt vẫn đang sử dụng đầu máy xe lửa chạy bằng dầu diesel, loại nguyên liệu hóa thạch phát thải lượng lớn khí CO2 và khói bụi gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó các nước phát triển đang sử dụng công nghệ thứ 3 - công nghệ điện khí hóa và công nghệ thứ tư - điện từ.
Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt Việt Nam chưa có được sự kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác nhau như cảng hàng không, cảng biển lớn và chưa có kết nối liên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Trong nhiều năm trở lại đây, vận tải đường sắt chưa thực sự đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế của đất nước.
Khi mối lo ngại về biến đổi khí hậu ngày càng tăng, việc sử dụng năng lượng từ hydro là một giải pháp bền vững, khả thi. Hydro có thể được tách ra từ nước nhờ vào các nguồn năng lượng sạch như mặt trời, gió, sinh học, địa nhiệt, nước,… nên có thể tái tạo dài hạn cho con người sử dụng.
Giống như các loại khí tự nhiên khác, năng lượng hydro nhiên liệu dễ khai thác, vận chuyển và đốt cháy. Khi đốt cháy hydro, sẽ không có khí CO2 thoát ra môi trường mà thay vào đó là nước sạch. Ngoài việc lượng phát thải bằng không, năng lượng hydro giúp máy móc giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ít hơn nhiều so với động cơ diesel.
Sử dụng nhiên liệu hydro được thực tế chứng minh là một công nghệ điện khí hóa sáng tạo, giúp loại bỏ hoàn toàn khí thải và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Đồng Đăng được điện khí hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điện khí hóa các tuyến khác như Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Hạ Long trong giai đoạn từ 2015 đến 2025 cũng như việc chuẩn bị cho toàn tuyến đường sắt Thống Nhất trong giai đoạn 2020 - 2040.
Dự án nâng cấp, điện khí hóa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó quy mô giai đoạn 1 bao gồm: đầu tư tín hiệu tự động trên khu đoạn Hải Phòng - Gia Lâm, thông tin vô tuyến hiện đại cho đoàn tàu, cung cấp đầu máy toa xe (các đoàn tàu thoi khách EMU và các toa xe hàng), nâng cấp Ga Hải Phòng (kết nối với Ga Đình Vũ tại khu kinh tế mới) và Ga Yên Viên là ga hàng hóa chính của miền Bắc, làm đường đôi đoạn Yên Viên - Gia Lâm và đoạn Cao Xá - Tiền Trung, điện khí hóa đoạn Gia Lâm - Lạc Đạo. Quy mô giai đoạn 2 bao gồm: đầu tư làm đường đôi đoạn Lạc Đạo - Cao Xá và Tiền Trung - Hải Phòng, điện khí hóa đoạn Lạc Đạo - Hải Phòng và Gia Lâm - Bắc Yên Viên.
Việc hoàn thành Đề án nâng cấp, điện khí hóa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và xây dựng mới một số khu đoạn, đường nhánh nối với các cảng chính, các khu công nghiệp sẽ góp phần kết nối các cảng và các khu công nghiệp với hệ thống đường sắt hiện tại. Đây còn là dự án thí điểm cho việc phát triển sức kéo điện của Việt Nam trong tương lai.