Chính phủ đã định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 phải dựa trên các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật (IoT)… Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, phát triển nhanh và bền vững với trọng tâm là chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin “Make in Viet Nam”.
Phát triển hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin
Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã định hướng phát triển hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng ưu tiên tập trung nguồn lực làm trước, làm tốt, làm tập trung các nền tảng số có tính chất hạ tầng quy mô quốc gia. Phát triển hạ tầng phục vụ nhiều ứng dụng, dịch vụ; đóng vai trò là nền tảng số dùng chung cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ các hoạt động thiết yếu của xã hội trên môi trường số.
Phát triển nền tảng số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến; hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia để giao dịch. Đồng thời, cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân; có thể sử dụng ngay; đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu; dễ dàng phổ biến trên diện rộng; các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì.
Ảnh minh hoạ.
năm 2025, đạt và vượt các chỉ tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin tại phần 1, mục II Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; các chỉ tiêu tại mục III Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”; các chỉ tiêu tại phần 1a, 2a, mục III Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Đến năm 2030, các nền tảng số quy mô quốc gia được hoàn thiện, vận hành thông suốt đáp ứng được yêu cầu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đặc biệt, mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao, giá cước phù hợp.
Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin
Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin dựa trên các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, IoT… Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội để hình thành công nghiệp công nghệ số. Ngành công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh và bền vững với trọng tâm là chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin “Make in Viet Nam”. Từ đó, góp phần tạo không gian phát triển mới của đất nước (Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số) và tham gia sâu vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ số thế giới.
Hình thành hệ thống các khu công nghệ thông tin tập trung với quy mô hợp lý về diện tích mặt bằng, phân bổ hợp lý về lĩnh vực chuyên môn, vị trí địa lý để bảo đảm hiệu quả đầu tư. Quy hoạch các khu công nghệ thông tin tập trung để hình thành các cụm liên kết ngành, nhóm sản phẩm chuyên môn hóa, hiệu quả cao và theo lợi thế của các địa phương, vùng, địa bàn trọng điểm. Quy hoạch các khu công nghệ thông tin cũng phải bảo đảm sự phát triển bền vững của môi trường, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời bảo đảm việc sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, đúng mục tiêu.
Đến năm 2025, hình thành và triển khai đề án, dự án 12 - 14 khu công nghệ thông tin tập trung và thành viên chuỗi khu công viên phần mềm tại các địa phương trên cả nước. Tạo ra các cụm khu công nghệ thông tin tập trung tại một số vùng, bảo đảm sự liên kết trong nghiên cứu, làm chủ công nghệ với sản xuất các sản phẩm công nghệ số đáp ứng được yêu cầu cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Xây dựng một số khu công nghệ thông tin tập trung ở các tỉnh, thành phố có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đến năm 2025 phải bảo đảm nguồn vốn để triển khai xây dựng hạ tầng khu công nghệ thông tin tập trung; có các dự án đầu tư phát triển, sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin có quy mô lớn. Bên cạnh đó, ưu tiên triển khai các khu công nghệ thông tin tập trung có các dự án thành lập trung tâm nghiên cứu - phát triển, sản xuất các sản phẩm công nghệ số “Make in Viet Nam” phục vụ cho chuyển đổi số quốc gia.
Đến năm 2030, hình thành 16-20 khu công nghệ thông tin tập trung và thành viên chuỗi khu công viên phần mềm. Thu hút đầu tư, phát triển mạnh các khu công nghệ thông tin tập trung tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số vùng có sự phát triển mạnh về công nghiệp công nghệ thông tin. Nâng cấp, mở rộng, kết nối các khu công nghệ thông tin tập trung tại một số địa phương trong vùng trở thành các khu công nghệ thông tin tập trung lớn của khu vực; trong đó có các trung tâm nghiên cứu - phát triển của các tập đoàn công nghệ lớn quốc tế.