Công nghệ VR mang Hoàng cung Huế trở lại với công chúng
Công nghệ VR mang Hoàng cung Huế trở lại với công chúng
Không gian Đại nội Huế hiện nay không chỉ hiện hữu qua các bức tường thành, cổng cung và dấu tích xưa cũ, mà còn sống dậy nhờ công nghệ thực tế ảo (VR). Sinh viên Viện Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN) trong chuyến thực tập tại cố đô Huế đã có cơ hội trải nghiệm trực tiếp công nghệ này và đưa ra những góc nhìn đa chiều về sự kết hợp giữa bảo tồn di sản, công nghệ mới và truyền thông hiện đại.
![]() |
Đoàn sinh viên Viện báo chí truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN di chuyển vào trong Đại nội Huế tham quan và trải nghiệm. Ảnh: Minh Đức. |
Trải nghiệm lịch sử bằng công nghệ
Tại khu vực Đại nội, trung tâm trải nghiệm “Đi tìm Hoàng cung đã mất” chính thức hoạt động từ giữa năm 2024, mở ra hành trình khám phá lịch sử triều Nguyễn bằng hình thức hoàn toàn mới. Du khách có thể đeo kính thực tế ảo để “trở về” kinh thành Huế thời vua Gia Long, Minh Mạng, tham quan các công trình như điện Cần Chánh, điện Càn Thành – những kiến trúc đã không còn tồn tại ngoài đời thực.
![]() |
Khu vực ghế rồng trải nghiệm chương trình "Đi tìm hoàng cung đã mất". Ảnh: Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. |
Đặc biệt, trò chơi tương tác “Đầu hồ”, một trò chơi cung đình xưa được phục dựng trong môi trường VR, cho phép nhóm từ 6 đến 8 người cùng tham gia với trải nghiệm nhập vai như một lễ hội hoàng cung thực thụ. Cùng với đó, ứng dụng công nghệ định vị, quét mã QR và chip NFC được tích hợp trong hệ thống thuyết minh tự động giúp du khách tra cứu thông tin chi tiết về các hiện vật chỉ bằng một cú chạm điện thoại.
Những công nghệ này do IVCOM phối hợp với công ty Underdog (Hàn Quốc) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phát triển. Dự án không chỉ giúp khôi phục phần nào kiến trúc đã biến mất, mà còn mở ra một hướng tiếp cận mới cho du khách hiện đại – đặc biệt là giới trẻ – khi đến với di sản.
Khi truyền thông gặp di sản
Đặt mình vào vị trí người làm báo, sinh viên Viện Báo chí và Truyền thông đã trực tiếp quan sát, ghi nhận và phân tích hiệu quả mà công nghệ VR mang lại cho việc bảo tồn và quảng bá di sản. Không chỉ đơn thuần là một công cụ trình chiếu, VR còn trở thành chất liệu để các sản phẩm truyền thông như phóng sự, video 360 độ, bài phản ánh đa phương tiện phát huy hiệu quả trong việc kể chuyện di sản bằng ngôn ngữ hình ảnh và trải nghiệm.
Tuy vậy, nhóm sinh viên cũng nhận diện rõ những thách thức trong quá trình vận hành. Việc đầu tư ban đầu cho hệ thống VR không hề nhỏ, với tổng kinh phí lên tới gần 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để giữ cho nội dung không lỗi thời, đội ngũ kỹ thuật cần liên tục cập nhật dữ liệu, chỉnh sửa và bảo trì định kỳ. Điều này không dễ thực hiện với các khu di sản địa phương còn hạn chế về nguồn lực.
Thực tế tại Huế cho thấy, công nghệ VR không chỉ giúp phục dựng không gian hoàng cung đã mất, mà còn mở rộng cánh cửa để báo chí và truyền thông kể lại những câu chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ hiện đại. Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, chuyến thực tập của sinh viên báo chí không chỉ là hành trình trải nghiệm mà còn là cơ hội quan sát và phản biện: Di sản không thể bảo tồn nếu chỉ được trưng bày, mà phải được sống lại bằng công nghệ và được lan tỏa bằng truyền thông.
![]() Với sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và công nghệ trình diễn hiện đại, trưng bày “Vũ khúc Thiền môn” tại Bảo tàng ... |
![]() Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) vừa tổ chức Tọa đàm và Triển ... |
![]() Ngày 23/6, tại Hà Nội, tọa đàm “Game Di sản và Công nghiệp văn hoá” đã được Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn ... |
Có thể bạn quan tâm


'Công nhân' nhà máy là robot hình người năm 2025
Công nghiệp 4.0
Nhật Bản phát triển siêu máy tính FugakuNext mạnh gấp 1000 lần so với hiện tại
Xu hướng
So sánh Chip Snapdragon 8 Elite với Dimensity 9400+: Ai hơn ai?
Xu hướng