Theo đó, tập đoàn LG đặt mục tiêu mở rộng danh mục kinh doanh bằng việc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng dịch vụ, thúc đẩy mô hình B2B và tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển.
Cụ thể, LG hướng đến việc chuyển mình trở thành công ty cung cấp các giải pháp cho cuộc sống thông minh, mục tiêu tăng tính kết nối, đa dạng hóa cũng như nâng cao hơn nữa trải nghiệm dành cho khách hàng. Đồng thời đại diện LG cũng công bố mức doanh thu kỳ vọng đến năm 2030 đạt 100 nghìn tỷ KRW. Trong bài phát biểu gần đây tại Trung tâm nghiên cứu LG (Seoul, Hàn Quốc), CEO William Cho đã trình bày tầm nhìn đầy táo bạo mới của LG dựa trên ba động lực tăng trưởng:
CEO Cho cũng xác định điện khí hóa, dịch vụ hóa và số hóa là những mục tiêu mấu chốt mà LG sẽ tập trung để đạt tăng trưởng nhanh chóng và bền vững trong thời gian dài.
“LG sẽ tiếp tục theo đuổi tầm nhìn mang tính chiến lược, chú trọng chuyển mình trở thành một công ty cung cấp giải pháp cuộc sống thông minh, kết nối, mở rộng không gian và đa dạng hóa trải nghiệm của khách hàng, bên cạnh vai trò sản xuất thiết bị điện tử gia dụng mà chúng tôi đã thành công khẳng định vị thế như hiện nay.” - CEO William Cho cũng cho biết: “Chúng tôi sẽ xây dựng một LG hoàn toàn mới mẻ bằng cách đổi mới cách thức vận hành và truyền thông để đạt được mục tiêu này.”
Mục tiêu tài chính của tập đoàn là “Hướng đến mục tiêu “777”, bao gồm tỷ lệ tăng trưởng trung bình và lợi nhuận hoạt động đạt 7% trở lên cùng tỷ lệ giá trị doanh nghiệp (EBITDA) ở con số 7. Với mục tiêu nâng doanh số từ 65 nghìn tỷ KRW vào năm ngoái lên 100 nghìn tỷ KRW vào năm 2030, LG sẽ xác lập vị thế của một công ty được thị trường và khách hàng công nhận rộng rãi.” Ông chia sẻ.
Đồng thời LG cũng sẽ tập trung vào ba trụ cột kinh doanh giúp nâng cấp trải nghiệm khách hàng, đó là Chuyển đổi sang mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng mới, đẩy mạnh hình thức kinh doanh B2B và tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới dựa trên lợi thế cạnh tranh sẵn có. Quyết tâm đến năm 2030, tỷ lệ của ba trụ cột này trong doanh số bán hàng và lợi nhuận hoạt động dự kiến sẽ tăng lên hơn 50%.
Để đạt tăng trưởng kinh doanh chất lượng vào năm 2030, công ty dự định đầu tư hơn 50 nghìn tỷ KRW, bao gồm phát triển danh mục kinh doanh với nền tảng là ba động lực tăng trưởng mới. Quá trình này bao gồm dành hơn 25 nghìn tỷ KRW đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, hơn 17 nghìn tỷ KRW đầu tư vào cơ sở hạ tầng và 7 nghìn tỷ KRW đầu tư vào chiến lược.
Ông cũng nhấn mạnh thêm, LG đang đẩy mạnh mở rộng hình thức kinh doanh B2B. Trong 65 năm qua, LG đã tích lũy được những hiểu biết sâu sắc về thị trường cùng khả năng kết nối với khách hàng thông qua hình thức kinh doanh B2C. Những thế mạnh này sẽ được ứng dụng triệt để vào các không gian thương mại, di động và ảo.
CEO Cho khẳng định LG đang tăng tốc để tạo ra những thay đổi quy mô lớn xuyên suốt tập đoàn, từ văn hóa doanh nghiệp đến truyền thông thương hiệu tại mọi kênh tiếp xúc khách hàng, từ đó hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là trở thành một thương hiệu chạm đến cảm xúc của khách hàng, giúp khách hàng cảm nhận được giá trị và triết lý “Cuộc sống tốt đẹp” mà LG hướng tới. Công ty cũng đang thúc đẩy nhiều hoạt động quản lý, đánh giá các chỉ số môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để hoàn thành trách nhiệm với cộng đồng của một doanh nghiệp toàn cầu.
Bất chấp điều kiện kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến lợi nhuận, quý 2 năm nay, LG đã đạt doanh thu Q2 cao nhất trong lịch sử với 19,9 nghìn tỷ KRW, lợi nhuận hoạt động cao thứ 2 trong lịch sử với 892,7 tỷ KRW. Mức doanh thu khả quan này phản ánh sự tăng trưởng ổn định dựa trên chiến lược tăng cường khả năng cạnh tranh kinh doanh hiệu quả của LG.