Sự xuất hiện của những doanh nghiệp sản xuất số hoá 'toàn diện'
Tầm quan trọng của số hóa trong ngành sản xuất
Ngày nay, số hoá đã trở thành yếu tố cốt lõi của ngành sản xuất hiện đại. Trước tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp không kịp thời ứng dụng các giải pháp số có nguy cơ bị tụt hậu rất cao. Do đó, việc tích hợp công nghệ tiên tiến vào quy trình vận hành là hướng đi giúp các nhà sản xuất nâng cao đáng kể hiệu quả, chất lượng và sự linh hoạt, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường.
Ngành sản xuất đang trải qua một sự chuyển đổi lớn, được thúc đẩy bởi quá trình số hóa. Các doanh nghiệp tiên phong trong cuộc cách mạng này hiện sở hữu lợi thế lớn nhờ vào việc tăng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và củng cố mức độ hài lòng của khách hàng trong nhiều năm qua. Từ các nhà máy thông minh và Internet vạn vật (IoT) đến trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu tiên tiến, số hoá đang thay đổi cách thức thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm.
Theo báo cáo từ McKinsey, các công ty áp dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất đã giúp cải thiện năng suất từ 15 đến 30 phần trăm, giảm thời gian chết máy đến 50 phần trăm và thông lượng sản xuất tăng từ 10 đến 30 phần trăm[1]. Điều này là minh chứng rõ nét về tầm quan trọng của số hoá, không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh, đây còn là công cụ chiến lược để doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững.
Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật công nghiệp (Industrial Internet of Things - IIoT) đang dần trở thành nền tảng của các nhà máy thông minh. Hàng loạt công nghệ tiên tiến được phát triển đã tạo điều kiện tự động hóa các quy trình phức tạp, cải thiện quản lý chuỗi cung ứng, giảm thiểu lỗi sai và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp lớn trên thế giới đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào số hóa, không chỉ để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn để chuẩn bị cho những thay đổi lớn trong tương lai của ngành công nghiệp sản xuất.
Tại Việt Nam, số hóa cũng đang dần trở thành xu hướng không thể thay thế, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030[2]. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông trong thập kỷ qua đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp sản xuất, giúp cải thiện quy trình, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tối ưu hóa chi phí.
Tuy nhiên, mặc dù nhận thức rõ về lợi ích khi số hoá trong doanh nghiệp, theo số liệu thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 15 phần trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chuyển đổi số[3]. Điều này cho thấy mặc dù có sự nhận thức về tầm quan trọng của số hóa, nhưng việc triển khai vẫn còn gặp nhiều thách thức, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao và sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Sự xuất hiện của những nhà máy sản xuất số hoá “toàn diện”
Đối mặt tốc độ phát triển nhanh chóng và mức độ phức tạp ngày càng tăng của ngành công nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đang phải giải quyết những thách thức chưa từng có như nhu cầu biến động, chi phí leo thang hay thiếu hụt lao động. Những thách thức này đã thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp đột phá để nâng cao năng suất và đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài. Một trong những giải phát nổi bật chính là số hoá nhà máy (Digital Factory).
Theo tiêu chuẩn 4499 do Hiệp hội VDI thiết lập, số hóa nhà máy là một thuật ngữ chung để chỉ một mạng lưới toàn diện các mô hình, phương pháp và công cụ kỹ thuật số. Thông qua việc lập kế hoạch, đánh giá tổng thể và cải tiến liên tục các sản phẩm, cấu trúc, sản phẩm, quy trình và nguồn lực của nhà máy. Tạo nên một cơ sở sản xuất có tỉ lệ tự động hóa cao, được số hóa dữ liệu, kết nối thông tin dựa trên hệ thống sản xuất thông minh[4].
Trong bối cảnh số hóa đang trở thành một yếu tố then chốt trong ngành sản xuất, các doanh nghiệp không chỉ số hoá “một phần” mà tập trung hơn vào việc số hoá “toàn phần” một cách toàn diện ngay từ ban đầu để tối ưu hoá hoạt động số hoá, và sau đó là chuyển đổi số.
Với kinh nghiệm hơn 75 năm trong hoạt động sản xuất, Schaeffler – một trong những tập đoàn hàng đầu về chuyển động, sở hữu thế mạnh về sản xuất linh kiện và giải pháp chuyển động đến từ Đức – đã đạt được những thành tựu đáng kể khi tiên phong áp dụng quy trình số hoá một cách toàn diện tại mạng lưới nhà máy trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Để làm được điều này, Schaeffler đã xây dựng bốn nhà máy thí điểm kỹ thuật số (Digital Pilot Plants) tiên tiến trên toàn cầu. Ngay từ những nét phác thảo đầu tiên, Schaeffler đã triển khai chiến lược số hóa toàn diện được thực hiện trên cả bốn khía cạnh, bao gồm: Không gian làm việc số hoá, Hệ thống sản xuất thực - ảo (Cyber-physical equipment), Chuỗi giá trị số hoá, và Giải pháp sản phẩm thông minh. Trong đó, nhà máy Schaeffler tại Biên Hòa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và áp dụng các giải pháp số mới, góp phần củng cố vị thế của doanh nghiệp trong ngành sản xuất.
Hành trình chuyển đổi số của Schaeffler tại Việt Nam bắt đầu với một kế hoạch toàn diện nhằm thiết lập nền tảng số vững chắc. Trong nhiều năm, doanh nghiệp đã thành công đưa hệ thống máy móc vào cơ sở hạ tầng, đồng bộ hóa dữ liệu và triển khai phân tích nâng cao để thu thập những thông tin chuyên sâu có giá trị. Quá trình đổi mới không ngừng nghỉ này đã giúp Schaeffler tối ưu hóa hoạt động, nâng cao chất lượng và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Hiện nay, nhà máy thí điểm kỹ thuật số tại Biên Hoà (Đồng Nai, Việt Nam) là minh chứng rõ ràng nhất cho cam kết của Schaeffler trong việc tiên phong số hoá và khả năng chuyển đổi các quy trình sản xuất truyền thống thành một mô hình doanh nghiệp hiệu quả, linh hoạt và dựa trên dữ liệu.
Schaeffler không ngừng tiên phong trong làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành. Thấu hiểu vai trò then chốt của số hoá trong việc định hình tương lai ngành sản xuất, Schaeffler đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào đội ngũ nhân lực và cơ sở hạ tầng của mình.
Chương trình Fit4Digital mà Schaeffler đang đầu tư là bước đi chiến lược của doanh nghiệp nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ số hóa cao. Thông qua các chương trình đào tạo và phát triển toàn diện, Schaeffler trang bị cho nhân viên khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ mới, thúc đẩy tinh thần sáng tạo và đổi mới. Đồng thời, nhờ những mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà lãnh đạo công nghệ như Mendix, Schaeffler đã phát triển mạng lưới hợp tác chặt chẽ, khuyến khích văn hóa thử nghiệm và sáng tạo, giúp nhân viên sáng tạo ra các giải pháp đột phá cho những thách thức phức tạp.
Bên cạnh đó, Schaeffler cũng đã triển khai nhiều giải pháp số hóa tiên tiến để cải thiện quy trình sản xuất, nổi bật trong số đó là chuỗi Giải pháp số hoá (Schaeffler Digital Solutions) giúp nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong công nghiệp. Bộ giải pháp này bao gồm autinityE3, nền tảng quản lý tài nguyên tối ưu hóa sử dụng năng lượng cho hoạt động bền vững, và autinityHub, giải pháp thu thập và hiển thị dữ liệu vận hành trên toàn bộ chuỗi giá trị, giúp đưa ra quyết định dựa trên thông tin dữ liệu liên tục, hay autinityVC, giải pháp cung cấp phân tích rung động theo thời gian thực nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, cảnh báo kịp thời người vận hành về bất kỳ sự sai lệch nào. Hoàn thiện bộ giải pháp, autinityDAP sở hữu khả năng tích hợp máy móc, cảm biến và hệ thống điều khiển thành một mạng lưới đồng bộ, cho phép tập trung dữ liệu và hỗ trợ tương thích với các hệ thống bên ngoài để tăng tính linh hoạt trong vận hành. Những giải pháp này giúp các doanh nghiệp cải thiện quản lý tài nguyên, theo dõi hiệu suất và thích ứng linh hoạt với các nhu cầu thay đổi của ngành.
Schaeffler đang dẫn đầu làn sóng chuyển đổi số trong ngành sản xuất bằng việc đầu tư chiến lược vào nhân lực, quy trình và công nghệ. Điều này giúp doanh nghiệp không chỉ tận dụng triệt để các cơ hội mà Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mang lại mà còn khẳng định vị thế của mình như một người tiên phong toàn cầu trong lĩnh vực ô tô và công nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, Schaeffler vẫn không ngừng đầu tư và khai thác tối đa tiềm năng của số hóa, tiếp tục cam kết tạo ra giá trị kinh doanh thông qua công nghệ số và việc sử dụng dữ liệu thông minh.
[1] Capturing the true value of Industry 4.0, McKinsey (2022): https://www.mckinsey.com/capabilities/operations/our-insights/capturing-the-true-value-of-industry-four-point-zero
[2] Hướng tới mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP, Báo Chính Phủ (2023): https://baochinhphu.vn/huong-toi-muc-tieu-kinh-te-so-chiem-30-gdp-102230914162731311.htm
[3] Chuyển đổi số tại Việt Nam - Bài cuối: Để doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, Báo Tin Tức (2021): https://baotintuc.vn/thoi-su/chuyen-doi-so-tai-viet-nam-bai-cuoi-de-doanh-nghiep-phat-trien-nhanh-hon-20210301074735985.htm
[4] What is a digital factory, and how do they relate to digital twins?, NavVis (2020): https://www.navvis.com/blog/what-is-a-digital-factory-and-how-do-they-relate-to-digital-twins