Điểm lại các 'tay to' từng góp mặt ở VietABank
Ảnh minh họa.
'Tiếng nói' chủ chốt của nhóm Việt Phương Group tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank - Mã CK: VAB) phần nào được thể hiện qua danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% cổ phần mà nhà băng - hiện vẫn do người cháu của ông Phương Hữu Việt làm Chủ tịch HĐQT - vừa công bố.
Theo đó, tính đến ngày 19/10, VietABank có 8 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ, bao gồm 4 tổ chức và 4 cá nhân. Các cổ đông này nắm giữ tổng cộng 156,8 triệu cổ phần, chiếm 29,06% vốn điều lệ.
Trong đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (VPG) - pháp nhân lõi trong hệ sinh thái Việt Phương Group của đại gia Phương Hữu Việt - và "người có liên quan" nắm giữ tổng cộng 107 triệu cổ phần VAB, tương ứng với 19,84% vốn điều lệ.
Riêng ông Phương Hữu Việt nắm 24,5 triệu cổ phiếu VAB, chiếm 4,55% vốn điều lệ. Vị doanh nhân quê Bắc Ninh ngồi ghế Chủ tịch HĐQT VietABank từ tháng 9/2011 - 9/2021, rồi nhường lại vị trí chủ chốt này cho người cháu Phương Thành Long.
Một cổ đông cá nhân khác cũng đáng chú ý là bà Đỗ Thị Ngọc Hà - nắm giữ 5,49 triệu cổ phiếu VAB, chiếm 1,02% vốn. Trong khi đó, người có liên quan của bà Hà sở hữu tổng cộng 72,7 triệu cổ phiếu, tương đương 13,47% vốn VAB. Khá trùng hợp, anh trai cựu Chủ tịch VietABank Phương Hữu Việt - ông Phương Xuân Trịnh, cũng có người con dâu tên là Đỗ Thị Ngọc Hà.
Ngoài các cổ đông nêu trên, VietABank còn 2 cổ đông cá nhân nắm trên 1% vốn điều lệ là bà Lê Thị Lan (nắm 1,32% vốn) và ông Trần Tiến Dũng - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc VietABank (1,02%).
Về các cổ đông tổ chức, CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi nắm giữ 6,4 triệu cổ phiếu VAB, tương đương 1,2% vốn điều lệ. Chủ tịch HĐQT của công ty này là ông Phan Văn Tới - Phó Chủ tịch HĐQT VietABank.
Trong khi đó, hai cổ đông tổ chức Nhà nước là Văn phòng Thành ủy TP. HCM và Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) lần lượt nắm giữ 26,8 triệu cổ phiếu và 14,9 triệu cổ phiếu VAB, tương đương 4,97% và 2,77% vốn điều lệ.
Các tay to từng góp mặt ở VietABank
Cơ cấu sở hữu VietABank từng ghi nhận sự góp mặt của một số cổ đông tổ chức khác, bao gồm cả định chế tài chính, với lượng cổ phần nắm giữ cũng rất đáng nể. Trong đó, có thể kể đến CTCP Rạng Đông (Rạng Đông Group), CTCP Đầu tư và Phát triển Hòa Bình (Phát triển Hòa Bình) và Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).
Phát Triển Hòa Bình - pháp nhân có mối liên hệ mật thiết với nhóm Vimedimex của bà Nguyễn Thị Loan - tham gia vào VietABank cùng đợt với Việt Phương Group và Rạng Đông Group, khi nhà băng này tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng hồi năm 2010 để tuân thủ Luật các TCTD.
Đến tháng 8/2019, Phát triển Hoà Bình đã sang tay toàn bộ số cổ phiếu VAB, tương đương 9,15% vốn VietABank khi ấy, cho 15 cá nhân.
Còn Rạng Đông Group, như đã biết, rục rịch thoái vốn khỏi VietABank ngay sau khi nhà băng này lên sàn hồi tháng 7/2021.
Cùng năm, ACBS cũng 'chia tay' khoản đầu tư của họ tại VietABank.
XEM THÊM: Yêu cầu phong tỏa tài khoản công ty thành viên Tập đoàn Rạng Đông
Đến hết tháng 6/2024, tổng nợ xấu của VietABank là 1.675 tỷ đồng, tăng 52% so với mức 1.100 tỷ đồng ở đầu kỳ, trong đó nợ nhóm 4 và nhóm 5 ghi nhận lần lượt là 246 tỷ đồng và 823 tỷ đồng. Đáng lưu ý, nợ có khả năng mất vốn là 823 tỷ đồng chiếm gần 50% tổng nợ xấu của nhà băng này.
Kinh doanh khởi sắc nhưng nợ xấu “phình to” 1.675 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 với kết quả kinh doanh khởi sắc hơn đầu kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý này của ngân hàng đạt gần 267 tỷ đồng, tăng 28% so với lợi nhuận quý 1/2024 là gần 209 tỷ đồng.
Lợi nhuận trong quý 2/2024 của VietABank tăng mạnh nhờ sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh như: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ là 33 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ là 24 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác là 35 tỷ, tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ là gần 18 tỷ đồng; Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối là gần 5 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ…
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, VietABank ghi nhận thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự là gần 3.503 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với cùng kỳ là 4.390 tỷ đồng. Mặc dù, lợi nhuận các khoản thu nhập này giảm, nhưng do nhờ tiết giảm chi phí nên thu nhập lãi thuần của ngân hàng vẫn tăng cao (tăng gần 20% lên 1.052 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước là 878 tỷ đồng), và đặc biệt là khoản lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng hơn 131% lên gần 100 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước là 43 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý 2/2024 của VietABank còn cho thấy, các khoản tăng thu nhập từ hoạt động khác không được ngân hàng thuyết minh một cách cụ thể.
Đáng chú ý, tổng nợ xấu của VietABank tại thời điểm cuối tháng 6/2024 là 1.675 tỷ đồng, tăng 52% so với mức 1.100 tỷ đồng ở đầu kỳ.
Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng hơn 30 tỷ đồng lên mức 605 tỷ, tương đương tăng 5% so với đầu kỳ là gần 575 tỷ đồng; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng hơn 224 tỷ đồng lên mức hơn 246 tỷ đồng, gấp 11 lần so với đầu kỳ là gần 22 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng hơn 319 tỷ đồng lên mức 823 tỷ đồng, tăng 63% so với đầu kỳ là gần 504 tỷ đồng.
Trong khi tổng nợ xấu tại VietABank là 1.675 tỷ đồng thì khoản nợ có khả năng mất vốn là 823 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng nợ xấu của nhà băng này. Các khoản nợ xấu đang “phình to” sẽ tiềm ẩn những rủi ro và đồng thời kéo theo tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay tăng từ 1,6% lên 2,3%, do đó ngân hàng phải trích lập dự phòng hơn 902 tỷ đồng.
Phớt lờ quy định
Liên quan đến việc cho vay của VietABank, ngày 02/8/2010, ngân hàng và công ty 585 ký hợp đồng tín dụng, số tiền được duyệt hạn mức cho vay là 270 tỷ đồng, ngân hàng giải ngân cho vay số tiền gần 265 tỷ đồng, tài sản đảm bảo vay số lượng là 219 căn hộ tương đương hơn 268 tỷ đồng.
Như vậy, có thể thấy công ty 585 đã được ngân hàng cho vay gần 265/268 tỷ đồng (tài sản thế chấp là 219 căn hộ), tương đương mức duyệt vay hơn 98%. Với tỷ lệ LTV (Loan to Value Ratio, tỷ lệ tài chính được sử dụng để đánh giá rủi ro của một khoản vay) hơn 98%, đây là tỷ lệ rất cao, sẽ gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng.
Hơn nữa, tỷ lệ LTV cho vay tiêu dùng và bất động sản thường ở mức tối đa 70% - 80% giá trị tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế. Việc VietABank cho vay với tỷ lệ LTV hơn 98%, vượt quá quy định, cho thấy nhà băng này đang “phớt lờ” các quy định của các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, tại chung cư Phú Thạnh có nhiều giao dịch xảy ra liên quan đến vấn đề quản lý tài sản của VietABank có dấu hiệu trái quy định của pháp luật. Có những giao dịch mua bán giữa chủ đầu tư là công ty 585 với khách hàng, sau đó mới được công ty 585 đưa vào làm tài sản đảm bảo khoản vay tại VietABank và ngược lại.
Cụ thể, như đã nói ở phần trên, năm 2010, công ty 585 thế chấp 219 căn hộ để vay số tiền gần 265 tỷ đồng tại VietABank. Tuy nhiên, đến năm 2012, công ty 585 tiếp tục ký hợp đồng mua bán với khách hàng (bao gồm 219 căn hộ), thu tiền lên đến 95%; tiền của khách hàng được chuyển vào tài khoản chủ đầu tư mở tại VietABank.
Như vậy, một tài sản vừa mang đi thế chấp, vừa bán cho khách hàng và tiền đều được chảy về VietABank. Do đó, cần làm rõ việc liệu ngân hàng này có tiếp tay cho công ty 585 từ khâu thẩm định giá đến việc ký hợp đồng mua bán với khách hàng hay không?
Sau những biến cố liên quan đến cựu lãnh đạo ACB Nguyễn Đức Kiên (‘bầu’ Kiên), trong giai đoạn 2012 – 2014, ACBS đã ‘thanh lý’ một loạt cổ phiếu ngân hàng.
ACBS từng rót 400 tỷ đồng mua 12,6 triệu cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); 530,4 tỉ đồng để mua 34,9 triệu cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank); từng đặt cọc 200 đồng để mua 18,4 triệu cổ phiếu KLB của Ngân hàng TMCP Kiên Long.
Công ty chứng khoán này từng đem số cổ phiếu VAB nắm giữ làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank - Mã CK: VBB).
Có thể bạn quan tâm
![Lên đời Galaxy S25 Series, trúng 10 chỉ vàng 9999 tại FPT Shop](https://dientuungdung.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/23/13/nf20250123133440.png?rt=20250123133441?250123023817)
![Thị trường bất an trước chính sách thuế quan của Trump 2.0](https://dientuungdung.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/21/11/nhung-dieu-can-chu-y-khi-ky-nguyen-trump-20-bat-dau20250121113300.jpg?rt=20250121113301?250122123651)
Thị trường bất an trước chính sách thuế quan của Trump 2.0
Kinh tế số![Đồng nhân dân tệ suy yếu thử thách quyết tâm của Bắc Kinh](https://dientuungdung.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/20/14/dong-nhan-dan-te-suy-yeu-dang-thu-thach-quyet-tam-cua-bac-kinh-khi-su-tro-lai-cua-trump-lam-gia-tang-lo-ngai-ve-thue-quan20250120142208.jpg?rt=20250120142209?250122122918)
Đồng nhân dân tệ suy yếu thử thách quyết tâm của Bắc Kinh
Kinh tế số![Ứng viên Bộ trưởng Tài chính hé lộ các quan điểm quan trọng định hình tài chính Mỹ](https://dientuungdung.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/17/11/ung-vien-bo-truong-tai-chinh-cua-trump-ung-ho-trung-phat-nga-manh-hon-bac-bo-nhu-cau-tien-ky-thuat-so20250117113804.jpg?rt=20250117113806?250117053638)
Ứng viên Bộ trưởng Tài chính hé lộ các quan điểm quan trọng định hình tài chính Mỹ
Kinh tế số![Hành trình khẳng định vị thế thị trường Việt Nam của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán](https://dientuungdung.vn/stores/news_dataimages/2025/012025/17/10/croped/ubnck20250117103346.jpg?250117103826)