Đồng bằng sông cửu long: Tầm nhìn 2045

Đồng bằng sông cửu long: Tầm nhìn 2045

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 về Chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Nghị quyết, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2045, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững.

Đồng bằng sông cửu long: Tầm nhìn 2045

Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng.

Khẩn trương, tích cực đưa các nội dung của Nghị quyết vào cuộc sống

Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Đây còn là “vùng cực Nam - Thành đồng của Tổ quốc”, cửa ngõ phía Tây Nam của quốc gia. Để phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng trong thời gian tới, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững, bên cạnh chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước, cần cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022, của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Do đó, Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13 đã được ban hành nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng ĐBSCL trên tất cả các lĩnh vực... Nghị quyết đã đề ra đầy đủ, đồng bộ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, gồm các giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Theo Nghị quyết 78, tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu đưa Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; có trình độ phát triển khá so với cả nước; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phân bổ hợp lý và thích ứng với biến đổi khí hậu; kinh tế phát triển năng động, hiệu quả với cơ cấu phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người; nhân dân có mức sống cao; bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc được duy trì và tôn tạo; quốc phòng và an ninh được bảo đảm; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 13 đề ra đầy đủ, đồng bộ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; về phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Đồng bằng sông cửu long: Tầm nhìn 2045

Theo Nghị quyết 78, tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu đưa Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững.

Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu

Các nhiệm vụ, giải pháp này được cụ thể hóa thành 47 chỉ tiêu, nhiệm vụ và dự án cụ thể, gồm 14 chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030, trong đó có giao nhiệm vụ các địa phương trong vùng khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trước hết, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và chất lượng đô thị, xây dựng TP. Cần Thơ thành trung tâm phát triển vùng, các thành phố Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau, Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành. Tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Ngoài ra, phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị; tập trung đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu An Giang; ban hành chính sách ưu đãi để phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp; hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế…

Ưu tiên quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, tập trung, thực hiện tốt công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng. Cụ thể, hoàn thiện thể chế phát triển, nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng điều phối vùng giai đoạn 2020 - 2025, chủ động tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ, dự án có quy mô vùng, có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu...

Nghị quyết cũng nêu rõ, xây dựng TP. Cần Thơ thành trung tâm phát triển vùng có dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến hiện đại; xây dựng các thành phố Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Tập trung xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP. Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang, trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo vùng sinh thái nước ngọt; trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển, trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu.

Tập trung đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu An Giang bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác; ban hành chính sách ưu đãi để phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp thành khu kinh tế tổng hợp gồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông lâm, ngư nghiệp, trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công...