Lý do Bộ GD&ĐT điều chỉnh tiêu chí đầu vào ngành bán dẫn
Ngày 22/7, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định Số 2101/QĐ-BGDĐT về Sửa đổi Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ. Theo quy định mới, thí sinh tốt nghiệp THPT vẫn phải sử dụng tổ hợp xét tuyển có môn Toán và ít nhất một môn thuộc nhóm Khoa học tự nhiên, phù hợp với chương trình đào tạo ngành vi mạch bán dẫn.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Tuy nhiên, Bộ đã điều chỉnh yêu cầu về mức điểm. Tiêu chí cũ là tổng điểm tổ hợp tối thiểu 24/30 và điểm môn Toán từ 8 trở lên được thay thế bằng điều kiện “thí sinh thuộc nhóm 25% thí sinh có điểm của tổ hợp môn xét tuyển cao nhất toàn quốc và thuộc nhóm 20% thí sinh có điểm môn Toán cao nhất toàn quốc”.
Việc thay đổi này được đánh giá là phù hợp khi phổ điểm môn Toán giảm mạnh. Điểm trung bình toàn quốc chỉ đạt 4,78, thấp gần 2 điểm so với năm ngoái. Nhiều thí sinh chỉ đạt từ 3 đến 3,5 điểm. Cả nước chỉ có khoảng 40.000 thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên, tương ứng khoảng 3,6% thí sinh có điểm Toán từ 8 trở lên. Trong khi năm ngoái, con số này là 19%.
![]() |
Phổ điểm môn Toán THPT năm 2025. Ảnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Đề thi năm nay được đánh giá có độ khó cao, yêu cầu năng lực tư duy và khả năng vận dụng kiến thức nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội xét tuyển vào các ngành kỹ thuật nếu chuẩn đầu vào không được điều chỉnh.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, trường Đại học Bách khoa TP HCM, các ngành khoa học kỹ thuật nói chung và kỹ thuật mũi nhọn như vi mạch, bán dẫn nói riêng đều cần người giỏi Toán. Nhưng điều kiện 8 điểm Toán là một con số "cứng" khiến các trường bị động trong tuyển sinh.
Nhiều trường bỏ yêu cầu 24 điểm với ngành bán dẫn
Trước khi Bộ GD&ĐT chính thức sửa đổi chuẩn đầu vào, nhiều trường đại học đã chủ động điều chỉnh điều kiện tuyển sinh đối với ngành bán dẫn.
Ngày 20/7, Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo điều chỉnh, bỏ yêu cầu tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 24 điểm và môn Toán phải đạt từ 8 trở lên đối với chương trình Công nghệ kỹ thuật Chip bán dẫn.
Ngay sau đó, chiều 21/7, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 19 đến 20 điểm. Với thay đổi này, trường chính thức không còn áp dụng điều kiện "tối thiểu 24 điểm và Toán từ 8" như thông báo trước đó dành cho ngành Công nghệ bán dẫn.
Tương tự, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng công bố mức điểm sàn 24 điểm với nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, các ngành còn lại có điểm sàn là 22.
Tuy nhiên, một số trường khác vẫn giữ mức yêu cầu tối thiểu 24 điểm. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội tiếp tục tuyển sinh ngành Công nghệ vi mạch bán dẫn với điểm sàn 24 điểm. Năm ngoái, điểm chuẩn ngành này của trường là 25,01 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Việc Bộ GD&ĐT điều chỉnh chuẩn đầu vào ngành bán dẫn cho thấy sự linh hoạt cần thiết trong chính sách tuyển sinh. Mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực ngành bán dẫn không thay đổi, nhưng cách tiếp cận cần phù hợp với thực tế phổ điểm từng năm.
![]() Học phí ngành vi mạch bán dẫn chênh lệch gấp 8 lần từ 10-80 triệu đồng ở các trường đại học tại Việt Nam. Liệu ... |
![]() Ngành vi mạch bán dẫn tại các trường đại học Việt Nam hiện có mức học phí từ 10 triệu đến 80 triệu đồng mỗi ... |
![]() Ngành vi mạch bán dẫn đang trong giai đoạn phát triển tại Việt Nam, tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực ... |
![]() Chiều ngày 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố phổ điểm thi THPT 2025. Đây là lần đầu tiên phổ điểm được ... |
Có thể bạn quan tâm


Ngày hội lựa chọn nguyện vọng 2025 tại Hà Nội khép lại thành công
Giáo dục số
Đại học Quốc gia Hà Nội quy đổi 30 điểm A00 bằng 27,75 điểm tổ hợp D01
Giáo dục số
Bệnh viện C Đà Nẵng áp dụng thực tế ảo điều trị cho bệnh nhân
Y tế số