Không khoan nhượng với tội phạm bản quyền trực tuyến
Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ có xu hướng chuyển dịch từ phương thức truyền thống sang các website thương mại điện tử, mạng xã hội như Facebook, Zalo...
Cụ thể, dịch vụ này đã cung cấp trái phép các chương trình thể thao, truyền hình và phim cho người tiêu dùng tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Lê Hải Nam đã thừa nhận tội và bị kết án 30 tháng tù treo cùng mức phạt tiền 100 triệu đồng, đồng thời lợi nhuận bất hợp pháp hơn 615 triệu đồng đã bị tịch thu. Ngoài ra, anh cũng phải bồi thường 300 triệu đồng. BestBuy IPTV đã lâu nay nằm trong danh sách "các thị trường hàng giả, hàng nhái khét tiếng" của Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ (USTR).
Ngoài BestBuy IPTV, báo cáo của USTR còn đưa ra nhiều cái tên khác được cho là đang vận hành từ Việt Nam. Chẳng hạn hệ thống quản lý nội dung vi phạm bản quyền có tên 2embed cung cấp một thư viện lớn các nội dung lậu được lấy qua việc thu thập dữ liệu từ nhiều trang web và công cụ tìm kiếm vi phạm bản quyền.
Hay trang web Aniwatch chuyên cung cấp các phiên bản lậu của phim điện ảnh và chương trình truyền hình nổi tiếng, đặc biệt là anime... Báo cáo cho biết cả hai trang web đều đã bị các chủ sở hữu bản quyền và hiệp hội chống vi phạm bản quyền tại Việt Nam cưỡng chế đóng cửa vào tháng 7-2023, nhưng hiện đã hoạt động trở lại. Thậm chí, các dịch vụ vi phạm bản quyền như xoilac và phimmoi vẫn hoạt động rất sôi nổi, mặc dù đã nhận nhiều lần nhắc nhở từ cơ quan chức năng.
Với thực tế vi phạm bản quyền ở Việt Nam vẫn tràn lan, bà Karyn Temple, tổng cố vấn pháp lý toàn cầu của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA), cũng chia sẻ: "Rất mong đợi các hành động quyết liệt tương tự từ các cơ quan thi hành pháp luật Việt Nam".
Để chống lại việc vi phạm bản quyền trực tuyến, không chỉ cần sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng, mà cần sự tham gia tích cực của các nhà mạng và doanh nghiệp. Các công ty đã phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và ngăn chặn các vi phạm, tuy nhiên, sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng và nhà mạng vẫn cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất. Phán quyết mới đây được coi là một bước tiến quan trọng trong việc đấu tranh chống lại vi phạm bản quyền trực tuyến tại Việt Nam và có thể tạo ra tiền lệ cho các biện pháp pháp lý trong tương lai.