Du lịch xanh: Chìa khóa phát triển du lịch bền vững
Du lịch xanh ở Hà Giang
"Du lịch xanh" (green tourism) là hình thức du lịch chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và bảo tồn thiên nhiên. Mục tiêu chính của du lịch xanh là giúp du khách có thể khám phá các địa điểm du lịch mà không gây hại cho môi trường tự nhiên, đồng thời thúc đẩy các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Hiện nay, Hà Giang đang tích cực thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm nhằm phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng xanh, bản sắc, bền vững. Đáng chú ý như phát triển phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch ; xây dựng cơ chế chính sách, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch; tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch...
Hà Giang có 40 làng văn hóa du lịch cộng đồng được xác định và có 16 làng văn hóa được UBND tỉnh Hà Giang công nhận đạt tiêu chuẩn để phục vụ du khách. Ảnh: Sở VHTTDL Hà Giang
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII xác định: “Văn hóa giữ một vị trí quan trọng trong nhiệm vụ phát triển KTXH; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Với quan điểm đó, những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, trong đó phải kể đến là Đề án về bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hoá đặc trưng của dân tộc Mông, giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2030; Đề án Bảo tồn văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ các làng văn hóa du lịch cộng đồng đến năm 2025; Đề án Giáo dục kỹ năng sống, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông, giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, ban hành Nghị quyết số 11 về phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều nhiệm vụ, giải pháp đột phá.
Tiến sĩ Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) nhận định, chiến lược phát triển du lịch xanh, bản sắc và bền vững của Hà Giang là định hướng đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch nói chung. Đây cũng là yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các yếu tố đặc thù, độc đáo, khác biệt để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu riêng có của du lịch Hà Giang. Qua đó, phát huy tối đa đặc thù tài nguyên, bảo tồn các giá trị văn hóa độc đáo, phát triển du lịch bền vững.
Tạo động lực phát triển bền vững
Hà Giang từ lâu đã là “thương hiệu” du lịch nổi bật của khu vực miền núi phía Bắc, không chỉ bởi lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo, mà còn bởi cách làm du lịch sáng tạo.
Tạo ra các điểm tham quan "xanh", Hà Giang cũng tạo ra các khu vực du lịch mà ở đó du khách có thể trải nghiệm và học hỏi về các phương pháp bảo vệ thiên nhiên. Hiện toàn tỉnh có 91 địa điểm di tích, danh thắng, làng du lịch có tiềm năng khai thác phát triển du lịch, trong đó có 21 điểm du lịch đã được công nhận. Tỉnh xây dựng quy hoạch vùng du lịch khoa học, hướng đến phát triển du lịch bền vững. Trong đó, hình thành 3 không gian du lịch: Không gian du lịch đồi núi thấp gắn với sản phẩm du lịch thương mại, du lịch nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái và tâm linh; không gian du lịch đồi núi đá phía Bắc, là vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn; không gian du lịch đồi núi đất phía Tây gắn với Di tích danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và nghỉ dưỡng.
Để thúc đẩy du lịch cộng đồng, nơi mà cộng đồng địa phương là người trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ du lịch, Hà Giang luôn quan tâm đến hoạt động văn hóa, du lịch cộng đồng với những tiêu chí đánh giá cụ thể. Địa phương đã xây dựng được các đề án về nâng cao chất lượng phục vụ và hoạt động của các làng văn hóa du lịch cộng đồng.
Hiện toàn tỉnh có 40 làng văn hóa du lịch cộng đồng được xác định và có 16 làng văn hóa được UBND tỉnh Hà Giang công nhận đạt tiêu chuẩn để phục vụ du khách. Ở đây du khách được tìm hiểu về các dân tộc thiểu số tại Hà Giang, như dân tộc H'Mông, Tày, Dao... thông qua việc tham gia vào các lễ hội, các hoạt động nghề truyền thống, hay học cách sản xuất sản phẩm địa phương, tham quan làng nghề truyền thống, các homestay, chợ phiên địa phương...Tạo ra các điểm tham quan "xanh", Hà Giang cũng tạo ra các khu vực du lịch mà ở đó du khách có thể trải nghiệm và học hỏi về các phương pháp bảo vệ thiên nhiên, chẳng hạn như các trạm dừng chân, các trang trại hữu cơ, hoặc các làng nghề sản xuất sản phẩm tái chế. Các khu du lịch có thể được chia thành các khu vực bảo vệ và các khu vực du lịch với mức độ ảnh hưởng thấp đến thiên nhiên. Giới hạn số lượng du khách: Để bảo vệ các khu vực sinh thái nhạy cảm, cần thiết lập giới hạn du khách tại các điểm tham quan, đảm bảo rằng lượng du khách không quá tải và gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Phát huy lợi thế về cảnh quan, giá trị đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, tỉnh đã hình thành những khu DL sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, được xây dựng từ vật liệu tự nhiên, sử dụng năng lượng mặt trời, tiết kiệm nước và giảm thiểu rác thải bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách DL và người dân như: Khu DL sinh thái Pan Hou (Hoàng Su Phì), H’Mong Village (Quản Bạ), P’apiu Resort (Bắc Mê)... Nhiều sản phẩm du lịch của Hà Giang gắn với phát triển du lịch sinh thái: Tạo cơ hội cho du khách tham gia vào các hoạt động sinh thái như đi bộ đường dài, leo núi, tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên, tham gia vào các dự án bảo tồn động vật hoang dã.
Việc khai thác hoạt động du lịch ở Hà Giang trong những năm qua luôn tuân thủ các quy định của Luật Du lịch về bảo vệ môi trường, tập trung thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Hà Giang thực hiện tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường giáo dục và nâng cao nhận thức cho du khách và người dân: Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa, khuyến khích du khách mang theo chai nước tái sử dụng, túi vải thay cho túi nylon; đào tạo người dân địa phương về du lịch bền vững và các phương pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng theo góc độ kinh tế tuần hoàn tại Đề tài "Xây dựng mô hình kinh tế tuần khoàn trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Hà Giang; Xây dựng 02 mô hình kinh tế tuần hoàn trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Xín Mần và huyện Mèo Vạc; Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện đề tài khoa học công nghệ “Ứng dụng công nghệ lò đốt BD-ANPHA nhằm xử lý triệt để lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tại trung tâm huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”. Hiện nay, tỉnh đóng cửa bãi rác thành phố Hà Giang, đã và đang triển khai các dự án nâng cấp cải tạo bãi xử lý rác thải huyện Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần, Quang Bình.
Hà Giang sử dụng công nghệ để hỗ trợ du lịch xanh, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý du lịch. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh thông qua các sự kiện, hoạt động ngoại giao văn hóa và truyền thông trực tuyến. Việc lắp đặt hệ thống mã QRCode tại các điểm du lịch cũng giúp cung cấp thông tin thuận tiện cho du khách.
Hà Giang và Tập đoàn VNPT ký kết hợp tác giai đoạn mới 2023 – 2025 |
Tìm về nơi tình yêu bắt đầu với Chợ Phong lưu Khâu Vai |
Đi chợ phiên Hà Giang: Trải nghiệm độc đáo nhất định phải thử |