Chương trình tập huấn AI tiếp cận hơn 250.000 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Ảnh AI phong cách Ghibli: câu hỏi về đạo đức và văn hóa RMIT Việt Nam ra mắt Trung tâm nghiên cứu công nghệ mới thúc đẩy chuyển đổi số Ngành du lịch và khách sạn và lỗ hổng cần được ‘lấp đầy’ |
Chương trình này là một hoạt động quan trọng trong năm 2025 của sáng kiến "Diễn đàn Đổi mới sáng tạo giáo dục Việt Nam với trí tuệ nhân tạo", do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chương trình gồm 5 chủ đề chuyên sâu, từ kiến thức nền tảng về AI và khung năng lực AI của UNESCO đến các ứng dụng thực tiễn như tích hợp AI trong giảng dạy theo mô hình TPACK, thiết kế bài kiểm tra, tạo sản phẩm học tập sáng tạo và xây dựng chatbot giáo dục. Chương trình đào tạo đã cung cấp các video được ghi hình trước trên hệ thống đào tạo TEMIS cho hơn một triệu nhà giáo tại Việt Nam, đồng thời tổ chức năm buổi tập huấn trực tuyến để trao đổi, giải đáp và hướng dẫn thực hành tương ứng.
![]() |
Chương trình tập huấn AI tiếp cận hơn 250.000 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục |
Trước buổi tập huấn trực tuyến đầu tiên, chương trình đã nhận được 250.000 đăng ký tham gia. Sự kiện được phát trực tiếp qua nhiều nền tảng bao gồm Microsoft Teams, YouTube và Facebook dành cho người đăng ký. Buổi tập huấn đầu tiên do Tiến sĩ Trần Đức Linh (Trưởng ban dự án) và Tiến sĩ Phạm Chí Thanh (Phó trưởng ban dự án) của Đại học RMIT Việt Nam thực hiện đã diễn ra thành công vượt mong đợi.
![]() |
Chương trình tập huấn gồm năm chủ đề bao quát nhiều khía cạnh của việc ứng dụng AI trong dạy và học |
Hơn 150.000 người tham gia trực tuyến cùng một lúc trên YouTube và Facebook
Các thầy cô không thể tham gia trực tuyến đã xem video ghi lại của buổi học, hiện đã đạt hơn 635.000 lượt xem
Các giáo viên đã chia sẻ bình luận, đánh giá tích cực về nội dung và gửi hàng chục nghìn sản phẩm thực hành cho đội ngũ dự án chỉ trong hai ngày sau buổi tập huấn.
![]() |
Những con số ấn tượng sau buổi đầu tiên của chương trình tập huấn trực tuyến |
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Hồng Đào, Trưởng phòng Phát triển, Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Chương trình tập huấn này không chỉ nhằm cung cấp kiến thức nền tảng về AI, mà còn cả công cụ để hỗ trợ các thầy cô triển khai hiệu quả trong giảng dạy và đổi mới sáng tạo. Quan trọng hơn cả, đây là một diễn đàn mở để các thầy cô không chỉ học hỏi, mà còn chia sẻ, lan tỏa các sáng kiến giáo dục ứng dụng AI trong cộng đồng nhà giáo trên toàn quốc”.
Bên cạnh việc giới thiệu các công cụ AI, đội ngũ thiết kế dự án còn tích hợp yếu tố sư phạm và khuyến khích sự sáng tạo, nhằm hỗ trợ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ứng dụng AI một cách thiết thực trong hoạt động giáo dục. Tiến sĩ Trần Đức Linh cho biết thêm,
![]() |
Bài thực hành sau buổi học của một giáo viên ở tỉnh Vĩnh Long |
![]() |
Bài thực hành của một giáo viên ở tỉnh Lào Cai |
Được biết, chương trình sẽ tiếp tục với bốn buổi tập huấn trực tuyến tiếp theo vào mỗi thứ Bảy hằng tuần cho đến hết ngày 2/8/2025. Sau khi hoàn thành chương trình, giáo viên được khuyến khích ứng dụng AI trong hoạt động giảng dạy và tiếp tục phát triển sản phẩm sáng tạo gửi về ban tổ chức Diễn đàn.
Dự kiến vào tháng 12/2025, “Ngày hội Giáo dục Việt Nam với trí tuệ nhân tạo” sẽ được tổ chức tại Đại học RMIT Việt Nam, bao gồm:
Vòng chung kết cuộc thi về ứng dụng AI trong giáo dục và lễ tôn vinh các nhà giáo có sản phẩm ứng dụng xuất sắc
Triển lãm và trưng bày các sáng kiến ứng dụng AI và công nghệ số trong giáo dục
Tổng kết và bế mạc Diễn đàn 2025
Với sự tham gia đông đảo của đội ngũ nhà giáo trên toàn quốc, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ của đội ngũ giáo dục và góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm


Chủ động bảo đảm an ninh bảo mật cho ngành năng lượng và AI
Công nghệ số
Đại học Monash ra mắt chiến dịch Momentum Now
Chuyển đổi số
Đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh năm 2025 tăng độ khó, thiên về kỹ năng học thuật và phản biện
Chuyển đổi số