Tính Cách mạng tạo nên sức mạnh Báo chí Việt Nam
Tính cách mạng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của Báo chí Việt Nam. Trong suốt quá trình lịch sử, báo chí Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến và thể hiện quan điểm của đảng và nhà nước đối với các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,...
Nhờ tính Cách mạng, Báo chí Việt Nam đã có thể đưa thông tin, tuyên truyền chính sách của đảng và nhà nước đến đông đảo người dân trong cả nước. Đồng thời, Báo chí Việt Nam cũng đã giúp phát triển tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước và đấu tranh cho độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Ngoài ra, tính Cách mạng còn giúp cho Báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn bằng cách tạo điều kiện để các nhà báo, phóng viên và nhân viên báo chí có thể hoạt động, sáng tạo và đóng góp vào công tác tuyên truyền, thông tin cho đất nước.
Sức mạnh “nhìn thẳng"
“Nhìn thẳng vào sự thật” là phương châm hành động, đang tiếp tục được báo chí phát huy mạnh mẽ, đáp ứng trước những đòi hỏi cấp bách về xây dựng Đảng trong sạch, hệ thống chính quyền vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng. Những thông tin công khai, minh bạch trên báo chí đã góp phần giúp cho các cơ quan chức năng có thêm căn cứ, bằng chứng để điều hành. Việt Nam đã có thể đưa thông tin, tuyên truyền chính sách của đảng và nhà nước đến đông đảo người dân trong cả nước. Đồng thời, báo chí Việt Nam cũng đã giúp phát triển tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước và đấu tranh cho độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Ngoài ra, tính cách mạng còn giúp cho báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn bằng cách tạo điều kiện để các nhà báo, phóng viên và nhân viên báo chí có thể hoạt động, sáng tạo và đóng góp vào công tác tuyên truyền, thông tin cho đất nước.tra, xác minh các vụ việc tham nhũng. Mặt khác, đó cũng là tiếng nói của công luận, của nhân dân để tạo ra áp lực dư luận xã hội nhằm thúc đẩy các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ những vấn đề báo chí đã nêu ra.
Báo chí cách mạng được đánh giá, ghi nhận đã phát huy sức mạnh “nhìn thẳng” của mình, hàng ngày hàng giờ truyền đi thông điệp của Đảng một cách rõ ràng, không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sức ép của bất cứ tổ chức, cá nhân nào.
Sức mạnh khơi dậy
Trong tham luận tổng kết 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Ông Lê Thế Vinh - Phó Tổng Biên tập Báo VietNamnet nêu rõ:
Sau Đại hội XIII của Đảng, báo chí được nhắc đến với một sứ mệnh lớn lao. Muốn thực hiện sứ mệnh này, báo chí phải có sức mạnh khơi dậy giấc mơ, khát vọng hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc của đất nước. Khát vọng đất nước sánh vai các cường quốc năm châu, trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, khi nước Việt Nam tròn 100 năm. Báo chí cách mạng Việt Nam phải biến khát vọng này thành sức mạnh tinh thần để xây dựng đất nước, sức mạnh tinh thần nhân lên thành sức mạnh vật chất.
Sứ mệnh của báo chí còn là thể hiện trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam. Là lan tỏa năng lượng tích cực. Lấy cái tốt dẹp cái xấu. Những năm gần đây, báo chí đã làm được nhiều hơn theo hướng này. Và sẽ làm nhiều hơn nữa để tạo thành sức mạnh tinh thần cho cả dân tộc bứt phá vươn lên.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí truyền thông. Nói cho người dân biết, người dân hiểu, người dân theo và người dân làm. Đưa cuộc sống vào chính sách và đưa chính sách vào cuộc sống. Đó là những gì mà những người làm báo luôn tâm niệm. Muốn thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng bằng sức mạnh khơi dậy, báo chí trong tình hình mới phải có nhận thức mới, cách tiếp cận mới và năng lượng mới để góp phần thổi bùng lên khát vọng Việt Nam.
Sức mạnh thúc đẩy
Trong ngày 21/6/2022, khi đến dự lễ trao giải báo chí quốc gia lần thứ XVI nhân dịp kỷ niệm 97 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có những nhắn nhủ vô cùng quan trọng, nhưng cũng là giao nhiệm vụ cho lực lượng báo chí: Báo chí phải tìm giải pháp cho những vấn đề lớn của đất nước!
Thủ tướng yêu cầu báo chí phải nâng cao tính cách mạng, đi đầu trong vấn đề lớn của đất nước, là vũ khí tư tưởng, sắc bén, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lợi ích của quốc gia, dân tộc; khơi dậy khát vọng phát triển, những giá trị cốt lõi của đất nước và nhân dân. Báo chí tiếp tục đẩy mạnh cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, minh bạch, phản ánh và tìm ra những giải pháp cho những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Người đứng đầu Chính phủ nhắn nhủ, các cơ quan báo chí Việt Nam hãy mạnh dạn tham gia giải quyết các vấn đề lớn của đất nước, trong đó có câu chuyện phát triển kinh tế, tháo gỡ các rào cản về thể chế để giải phóng sức sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm, sức chống chịu dẻo dai, linh hoạt của người Việt Nam.
Chính phủ sẽ tiếp tục giao nhiều nhiệm vụ, nhiều đầu bài cụ thể để Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan báo chí suy nghĩ, tìm cách thực hiện, đóng góp các giải pháp thích hợp cho các vấn đề của đất nước. Báo chí phải tạo ra các không gian cho người dân, chuyên gia tham gia tranh luận, tìm kiếm giải pháp, chính sách để phát triển đất nước. Đây sẽ là đóng góp mới của báo chí.
Sức mạnh số
Công nghệ phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng lên tất cả các lĩnh vực. Ảnh hưởng đầu tiên và rõ ràng nhất là tới lĩnh vực truyền thông. Báo chí muốn tồn tại được thì phải chuyển đổi số, phải trở thành một tổ chức công nghệ. Không có công nghệ không thể làm báo. Mạng xã hội, nền tảng số đang lấn sân báo chí chính là do họ mạnh về công nghệ.
Chính phủ và các cơ quản lý đã nhận ra rằng, đã đến lúc phải đầu tư mạnh mẽ công nghệ cho các báo đài để giữ vững trận địa. Báo chí tụt hậu về công nghệ thì không thể giữ chân được người đọc, nguy hiểm hơn, là mất báo chí cách mạng. Việc quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ cho các cơ quan báo chí là vấn đề sống còn. Và chiến lược Chuyển đổi số báo chí mà Thủ tướng Chính phủ sắp phê duyệt là để hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về báo chí hiện đại, chuyên nghiệp và nhân văn.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, chuyển đổi số báo chí là “vấn đề không còn cách nào khác”. Đó là nhiệm vụ, là lối đi, và cũng chính là sức mạnh số để báo chí tồn tại, thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh của mình. Hiện nay, đã có nhiều cơ quan báo chí đã đầu tư mạnh mẽ về công nghệ để đưa nội dung đến gần với người dân hơn; tạo nền tảng cho người dân tham gia viết báo, làm báo; tương tác với người dân nhiều hơn,... Dự tính, công nghệ phải chiếm tới 30% hoạt động của một cơ quan báo chí.
Sức mạnh của giá trị cốt lõi
Chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, trong đó có sự phát triển hết sức mạnh mẽ, khó kiểm soát của mạng xã hội. Vì thế thông tin trên mạng Internet rất phong phú, đa dạng nhưng lại xô bồ, phức tạp; những tin giả không được kiểm chứng có thể gây tác hại với xã hội, làm vẩn đục môi trường truyền thông.
Trong bối cảnh đó, vai trò của báo chí rất quan trọng. Có người đặt vấn đề, với sự phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội có thể lấn át, thay báo chí để cung cấp thông tin cho xã hội? Tuy nhiên, càng trong bối cảnh như vậy, báo chí càng phải thể hiện vai trò to lớn, không thể thay thế của mình. Báo chí phải trả lời những câu hỏi mà mạng xã hội đưa ra bằng việc đưa những thông tin chính xác, kịp thời, có trách nhiệm. Thực tế, báo chí khó có thể thắng mạng xã hội về tốc độ đưa tin, nhưng sẽ vượt trội bằng tính chuẩn mực, trách nhiệm và đạo đức làm nghề của nhà báo. Sự tin cậy,
sức thuyết phục chính là con đường sống của báo chí trong thời đại truyền thông kỹ thuật số.
Trong hệ thống báo chí của Việt Nam, các cơ quan báo chí chủ lực của nhà nước càng phải phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc định hướng thông tin, đấu tranh phản bác lại những thông tin xấu độc, thông tin thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội. Muốn làm được điều đó, báo chí không chỉ đúng mà còn nhanh, sắc sảo và kịp thời.
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đi kèm theo đại dịch về tin giả. Và cũng chính qua đại dịch tin giả ấy, người đọc đang quay lại với giá trị cốt lõi của báo chí, đó là tin xác thực. Báo chí chính thống đang được quay lại lựa chọn thay vì bị mạng xã hội nhấn chìm. Và lý do không bị nhấn chìm, là do luôn trung thành với những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng.
Dẫn chứng trong truyền thông cho thấy, trong báo cáo Edelman 2019 cho hay, niềm tin đối với báo chí truyền thống đã tăng lên mức cao là 65% trong khi với truyền thông xã hội tương đối thấp, chỉ là 43%. Người dùng đang quay trở lại với các cơ quan báo chí để tìm kiếm một bộ lọc an toàn cho những thông tin đáng tin cậy.