Giải pháp chống lãng phí trong lĩnh vực kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới
Theo báo cáo năm 2022 của Đoàn giám sát Quốc hội, tổng số nhiệm vụ liên quan đến tham nhũng, lãng phí đã kết luận điều tra là gần 1.300 vụ, gây thiệt hại khoảng 31.800 tỷ đồng. Dù đã thu hồi được 26.500 tỷ đồng (khoảng 80% giá trị thiệt hại). Các lĩnh vực chủ yếu gồm giao thông, xây dựng, mua sắmđầu tư các trang, thiết bị y tế, giáo dục, cho vay ngân hàng, lĩnh vực thuế, trục lợibảo hiểm xã hội.. nhưng những con số này vẫn chưa phản ánh hết thực trạng đáng báo động về tình trạng lãng phí.
Quang cảnh Hội thảo. Ảh: HC
Tại Hội thảo khoa học: "Giải pháp chống lãng phí đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới" được tổ chức sáng ngày 23/12/2024 tại Trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Các chuyên gia, các nhà khoa học cùng bàn và tìm ra các giải pháp phòng, chống lãng phí hiện nay.
TS. Nguyễn Trung Hậu, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương, chỉ ra rằng lãng phí không chỉ tạo hiệu quả phát triển kinh tế giảm tốc mà còn làm tăng gánh nặng nợ công, làm chậm quá trình phát triển hạ tầng, xã hội và gây ra tác động xấu đến môi trường.
Đặc biệt, TS. Nguyễn Trung Hậu nhấn mạnh, lãng phí không chỉ làm giảm niềm tin của dân dân vào chính quyền mà còn tạo ra bất bình đẳng xã hội khi nguồn lực không được sử dụng hiệu quả để cải thiện dịch vụ công và hỗ trợ người yếu thế. Đồng thời, tình trạng này cũng phản ánh yếu kém trong thể chế và quản trị, gây cản trở cho cuộc cải cách thể chế.
Một ví dụ điển hình về hậu quả của lãng phí có thể thực hiện được để so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo nghiên cứu của TS. Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright Việt Nam, trong giai đoạn 1985-2023, GDP thực tế của Trung Quốc tăng 24,9 lần (tương đương 8,8%/năm), trong khi Việt Nam chỉ tăng 10,6 lần (6,4%/năm). Kết quả đến năm 2023, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã gấp ba lần Việt Nam.
Nhận diện "Lãng phí và hệ luỵ của lãng phí"
GS. TS Phan Trung Lý, Viện trưởng Viện nghiện cứu pháp luật và Xã hội nhận diện "Lãng phí và hệ luỵ của lãng phí". Cụ thể là:
Thứ nhất, hệ lụy về vật chất, là sự lãng phí làm suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, làm giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, kể cả gia tăng khoảng cách giàu nghèo… Hệ lụy về của cải vật chất rất lớn.
Thứ hai, hệ lụy về niềm tin. Khi cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhìn thấy Đảng ta, Nhà nước ta, rồi cán bộ chính quyền các cấp, kể cả cá nhân Nhân dân nữa, lãng phí vẫn còn phổ biến, vẫn còn kéo dài, thậm chí nặng nề và chưa được xử lý nghiêm thì lòng tin của Nhân dân đối với Đảng cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Như chúng ta đã biết, mất niềm tin là mất tất cả như Tổng bí thư Tô Lâm đã khẳng định.
Thứ ba, hệ luỵ về hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Thực tế đang chứng minh rằng lãng phí trong tổ chức bộ máy, trong công tác cán bộ, bố trí và sử dụng cán bộ đã và đang gây ra những hệ luỵ khôn lường. Sự lãng phí trong trùng lặp về tổ chức, về chức nâng, nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị; sự chậm trễ trong phân cấp phân quyền; sự lãng phí do chậm tháo gỡ nhưng điểm nghẽn trong thể chế. những thủ tục hành chính rườm rà; lãng phí do sự đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sự lười nhác, trốn tránh công vụ của nhiều cán bộ công chức đang gây ra những hệ luỵ khôn lường không chỉ về thiệt hại cho ngân sách. Trước hết, đó là hệ luỵ về sự suy giảm năng suất lao động, giảm khả năng cạnh tranh, làm cho bộ máy Nhà nước ta hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả hoạt động.
GS. TS Phan Trung Lý, Viện trưởng Viện nghiện cứu pháp luật và Xã hội chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: HC
Thứ tư, lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước. gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Thực tế đang chứng minh rằng không có sự thiệt hại nào lớn hơn lãng phí nguồn lực xã hội, nguồn lực của đất nước trong các “dự án trùm mền”, “công trình đắp chiếu” hiện nay. Lãng phí trên cả nước trong lĩnh vực này khó đo đếm cụ thể, nhưng con số thiệt hại này không dưới hàng trăm nghìn tỷ đồng..
Thứ năm, tất cả những hệ luỵ nói trên dẫn đến một hệ luỵ tại hại đó là làm lãng phí cơ hội. Hệ luỵ lớn nhất của lãng phí dẫn đến một sự tệ hại hơn hết là làm lãng phí cơ hội phát triển của đất nước, của từng địa phương và mỗi chú
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng lãng phí trong lĩnh vực kinh tế hiện nay
Theo TS. Nguyễn Trung Hậu, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng lãng phí trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam hiện nay là:
Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đối với công tác phòng, chống lãng phí chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên dẫn đến nhận thức của một bộ phận cán bộ chưa đúng, chưa đầy đủ về lãng phí. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí, nhưng việc thực thi trong thực tế vẫn còn hạn chế. Vẫn còn cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, coi lãng phí là hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước không hiệu quả nhưng trên thực tế còn có lãng phí về cơ hội và thời gian.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chống lãng phí đạt hiệu quả chưa cao, chưa tạo được dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng ý thức văn hoá tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, định mức phù hợp để định hướng việc tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thứ ba, hệ thống pháp luật và cơ chế kiểm soát chưa hoàn thiện, thiếu trách nhiệm giải trình. Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật và quy định về phòng, chống lãng phí, nhưng hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, không đủ rõ ràng và cụ thể, khiến cho việc thực thi chưa đạt hiệu quả cao. Các quy định về kiểm soát chi tiêu công, giám sát và chế tài xử lý còn chưa chặt chẽ. Ở một số cơ quan, việc phân cấp, phân quyền chưa đi kèm với trách nhiệm giải trình minh bạch, dẫn đến tình trạng cán bộ chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm, từ đó thiếu quyết tâm trong việc phòng, chống lãng phí.
Thứ tư, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội; chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao. Một số trường hợp lãng phí không bị xử lý một cách nghiêm minh hoặc các biện pháp xử phạt chưa đủ mạnh. Các cơ quan giám sát đôi khi chưa thể hoạt động độc lập hoặc chưa đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ phát hiện và ngăn chặn lãng phí. Việc phối hợp giữa các cơ quan này cũng chưa thật sự hiệu quả.
Thứ năm, do bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động nhưng do cách làm nóng vội, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình, thủ tục nên một số dự án đã đem lại hiệu quả không mong muốn.
Thứ sáu, chưa tạo được cơ chế thực sự hữu hiệu cho việc giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát, giám sát của các cơ quan chức năng, tổ chức, đoàn thể quần chúng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ bảy, các nhóm lợi ích hoặc cá nhân có quyền lợi liên quan đến việc chi tiêu ngân sách công thường có động lực để duy trì các kênh lãng phí, làm cho các nỗ lực phòng, chống gặp khó khăn.
Giải pháp cốt lõi
Lãng phí không chỉ làm tổn hại tài sản của đất nước và nhân dân, mà còn làm mất đi cơ hội phát triển của đất nước. Để công tác phòng, chống lãng phí đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu lực, hiệu quả, TS. Nguyễn Trung Hậu, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương đã chi ra các giải pháp cốt lõi như sau:
Một là, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống lãng phí. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí trong định hướng dư luận về công tác phòng, chống lãng phí, nêu bật những kết quả tích cực, cũng như phát hiện những hạn chế, yếu kém, khó khăn, phức tạp trong công tác đấu tranh phòng, chống lãng phí. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động phòng, chống lãng phí, trước hết là giám sát hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống lãng phí. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân trong việc phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện lãng phí.
Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống lãng phí. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước là nhân tố quyết định thành công của công tác phòng, chống lãng phí. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xác định phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, cần thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. Đẩy mạnh công tác cải cách thể chế xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rà soát, bổ sung, sửa đổi kịp thời các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả phòng, chống lãng phí. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Năm là, kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp từ thấp đến cao tiến tới xây dựng văn hóa chống lãng phí trong toàn xã hội; đưa chống lãng phí trở thành các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội; trở thành nội quy của từng cơ quan, đơn vị.
Sáu là, sớm ban hành hướng dẫn của Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống lãng phí, trong đó nhận diện, chỉ rõ các hành vi, biểu hiện lãng phí, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác phòng, chống lãng phí. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí.