Hiện chưa có quốc gia nào coi pin mặt trời là chất thải nguy hại, trên thực tế, pin mặt trời được xem là một nguồn năng lượng sạch và tái tạo, không gây ra khí thải hoặc chất thải độc hại. Tuy nhiên, khi pin mặt trời đã qua sử dụng, chúng cần được tái chế hoặc xử lý đúng cách để tránh gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Các quốc gia và tổ chức quốc tế đang tìm cách để xử lý các vấn đề liên quan đến việc tái chế và xử lý pin mặt trời đã qua sử dụng, nhằm giảm thiểu tác động của chúng đến môi trường và đảm bảo sự bền vững của nguồn năng lượng sạch này.
Số lượng pin mặt trời thải bỏ trong 20 năm tới sẽ rất lớn. Ảnh: Thạch Thảo
Tại báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021, Chính phủ đã cập nhật những thông tin mới liên quan đến xử lý rác thải từ pin mặt trời.
Mặc dù số lượng chưa nhiều nhưng Chính phủ đánh giá rác thải từ tấm pin mặt trời "cũng đáng được lưu ý". Việt Nam mới tham gia thị trường năng lượng tái tạo nên chưa có các dự án điện mặt trời hoặc điện gió nào ở giai đoạn tháo dỡ.
Tại Việt Nam, pin mặt trời chưa được coi là chất thải nguy hại. Việc sử dụng pin mặt trời được khuyến khích như là một giải pháp để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ các nguồn hóa thạch và giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi pin mặt trời đã qua sử dụng, chúng cần được xử lý đúng cách để tránh gây ra tác động tiêu cực đến môi trường. Hiện nay, ở Việt Nam, các tổ chức và cơ quan chức năng đã có các quy định về việc thu gom, tái chế và xử lý pin mặt trời đã qua sử dụng để đảm bảo sự bền vững của nguồn năng lượng này và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Việc nghiên cứu các công nghệ và giải pháp thu hồi, xử lý và tái chế các tấm pin mặt trời hỏng trong thời gian tới cũng được tính đến. Điều này nhằm chủ động ứng phó trong cuối kỳ quy hoạch khi lượng chất thải từ pin mặt trời gia tăng với số lượng lớn.
"Trong tương lai, vào cuối kỳ quy hoạch khi số lượng loại chất thải này tăng lên có thể thí điểm xử lý", Chính phủ nêu hướng xử lý.
Căn cứ khoản 3 Điều 56 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Chính phủ khẳng định: Việc quản lý, xử lý đối với các tấm quang năng thải bỏ, hỏng hóc sẽ theo thứ tự ưu tiên từ tái sử dụng, bảo dưỡng đến tận dụng linh kiện, tái chế, cuối cùng mới tới chôn lấp theo quy định của pháp luật.
Dẫn thông tin từ SolarTech (USA), báo cáo nhận định: Tuổi thọ các tấm pin mặt trời kéo dài 20-30 năm, có những panel pin mặt trời từ những năm 1970, 1980 vẫn đang được sử dụng.
Nhiều cơ quan kiểm soát ở các bang và liên bang Mỹ đã cho tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính nguy hại đến môi trường, nhưng phần lớn các sản phẩm đều vượt qua các test này và các cơ quan này không đưa pin mặt trời PV vào diện kiểm soát chất thải nguy hại.
Có nhiều biện pháp khác nhau đối với các panel hết hạn, nhưng chủ yếu là tách các thành phần vật liệu cấu tạo nên panel (kính, cell, kim loại, plastic/polymer) để tái sử dụng, như các tấm thủy tinh thì làm chai lọ, các cell thì được xử lý hóa học để các nhà máy tái sử dụng sản xuất các cell cho panel mới có hiệu suất/hiệu quả cao hơn…
Theo IEA Photovoltaic Power Systems Programme - IEA PVPS (Thụy Sỹ), tổ chức này đã khảo sát, nghiên cứu về việc xử lý pin mặt trời hết hạn sử dụng từ rất lâu và ở nhiều nước. Theo tài liệu công bố của IEA PVPS, phản ứng, đánh giá ở các nước như sau:
EU: đã có quy định tỷ lệ tái chế/tái sử dụng pin mặt trời tại EU là 85%/80%.
Mỹ: Hiện không có luật lệ nào quy định về việc quản lý panel PV hết hạn sử dụng.
Nhật Bản: Không có quy định cụ thể về việc xử lý các pin mặt trời hết hạn sử dụng, các panel nếu phải thải bỏ (nếu không còn được sử dụng) thì được xử lý như chất thải rắn thông thường (không phải nguy hại). Tại Nhật Bản, các panel này cũng được tái chế để sử dụng.
Trung Quốc, Hàn Quốc: cũng có đánh giá tương tự như trên.
"Như vậy, không có nước phát triển nào coi pin mặt trời PV là chất thải nguy hại, mà đa phần coi là tài nguyên làm vật liệu đầu vào để sản xuất pin mặt trời mới hoặc cho các mục đích khác", báo cáo của Chính phủ khẳng định.