'Kỳ lân công nghệ' đầu tiên của Việt Nam rút hồ sơ đăng ký IPO tại Mỹ
Theo VNG Limited, công ty đã quyết định không tiến hành chào bán cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn giữ kế hoạch nộp tờ khai đăng ký mới trong tương lai mà không tiết lộ thời gian cụ thể.
Trong tháng 8/2023, VNG Limited đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên SEC, tiết lộ kế hoạch IPO cổ phiếu phổ thông loại A với mã giao dịch "VNG," với mục tiêu huy động khoảng 150 triệu USD, theo nguồn tin từ Reuters. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị trì hoãn do sự thận trọng của nhà đầu tư đối với các đợt IPO của các công ty công nghệ châu Á.
Kế hoạch niêm yết VNG lên sàn chứng khoán Mỹ chịu sự ảnh hưởng lớn từ ông Lê Hồng Minh, CEO của công ty, thông tin cho biết ông muốn thực hiện IPO ở vị thế vững chắc và có cơ hội tăng giá tốt nhất sau khi niêm yết.
Hồ sơ nộp lên SEC của VNG Limited đã tiết lộ các cổ đông chủ chốt, bao gồm Tencent, Ant Group, GIC, và Temasek. Trong đó, VNG Limited dự kiến sẽ phát hành thêm 7,5 triệu cổ phiếu cho Tencent sau khi hoàn tất IPO. Nếu thương vụ thành công, Tencent và Ant Group sẽ sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu hạng A của VNG Limited, chiếm 53,1% lợi ích kinh tế tại công ty.
VNG Limited, có trụ sở tại quần đảo Cayman, là cổ đông lớn nhất tại CTCP VNG, nắm giữ tỷ lệ 49%. Hồ sơ cũng tiết lộ kế hoạch hợp tác với CTCP Công nghệ BigV sau khi IPO, trong đó BigV sẽ thế chấp toàn bộ 21,3% cổ phần VNG tại VNG Limited trong vòng 30 ngày sau khi thương vụ hoàn tất. Những thỏa thuận này được coi là quan trọng đối với cơ cấu và quản trị doanh nghiệp sau khi hoàn thành IPO, đặc biệt là để giới hạn mức sở hữu nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư tại Việt Nam.
Những nét nổi bật của VNG
Được thành lập vào năm 2004, VNG là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam - công ty khởi nghiệp có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên - và đã ký thỏa thuận sơ bộ vào năm 2017 với Sàn giao dịch Nasdaq để tiến hành IPO.
Theo hồ sơ niêm yết tại Mỹ trước đó, Citigroup, Morgan Stanley, UBS và Bank of America là những nhà bảo lãnh cho đợt IPO. Đợt IPO của VNG diễn ra sau đợt IPO gần đây của VinFast tại Mỹ và có thể giúp tạo thêm động lực cho các công ty Đông Nam Á khác đang tìm kiếm hoạt động IPO tại Mỹ.
“Mặc dù kết quả trong tương lai của kế hoạch IPO của các công ty khởi nghiệp này không thể được đảm bảo, nhưng sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc niêm yết quốc tế và sự hiện diện của những công ty đáng chú ý trong khu vực cho thấy một bối cảnh đầy hứa hẹn cho các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đang tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận và tiếp cận thị trường vốn toàn cầu”, Seth Farbman, Chủ tịch và đồng sáng lập của Công ty VStock Transfer có trụ sở tại New York cho biết.
Ngoài ra, cũng theo kế hoạch IPO trước đó, mặc dù chỉ định chào bán khoảng 21,7 triệu cổ phiếu phổ thông loại A (Class A) - chiếm 15,8% số cổ phiếu đang lưu hành của công ty, VNG vẫn chưa đưa ra mức giá đề xuất. DealStreetAsia đã báo cáo vào năm ngoái rằng, VNG dự định chào bán 12,5% cổ phần khi ra mắt thị trường đại chúng. Cổ phiếu phổ thông loại B (Class B) thuộc sở hữu của đồng sáng lập Lê Hồng Minh - Tổng giám đốc và Vương Quang Khải - Phó tổng giám đốc thường trực của VNG sẽ không được chào bán trong đợt IPO dự kiến.
Cổ phiếu phiếu lưu hành của VNG Limited được chia làm hai loại gồm cổ phiếu phổ thông loại A (Class A) và cổ phiếu phổ thông loại B (Class B). Trong đó, 1 cổ phiếu loại B tương ứng với 10 quyền biểu quyết, trong khi 1 cổ phiếu loại A chỉ tương ứng với 1 quyền biểu quyết.
Trong đó, theo kế hoạch IPO, hậu IPO, VNG Limited nắm giữ 49% tỷ lệ sở hữu trực tiếp của VNG Corporation, và sở hữu gián tiếp 21,3% cổ phần thông qua BigV Technology.
Sau khi hoàn tất giao dịch IPO, Tencent sẽ là cổ đông lớn nhất tại VNG khi nắm giữ 47,4% cổ phiếu loại A, trong khi quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore nắm giữ 11,1%, Temasek 6,9% và Ant Group 5,7%.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã đưa ra quyết định mới về cổ phiếu của CTCP VNG (UPCoM: VNZ), điều này đã giúp thoát khỏi diện hạn chế giao dịch. Quyết định này được ban hành ngày 01/06, và có hiệu lực từ ngày 05/06/2023.
Trước đó, VNZ đã bị áp đặt hạn chế giao dịch kể từ ngày 25/05 vì việc không kịp nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 trong thời hạn quy định.
Lý do HNX đưa ra quyết định để VNZ thoát khỏi diện hạn chế giao dịch là do công ty đã nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Tuy nhiên, trong Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, VNZ ghi nhận thêm khoản lỗ hơn 200 tỷ đồng so với Báo cáo tài chính tự lập, tổng lỗ ròng cuối năm đạt gần 1.08 ngàn tỷ đồng (so với lỗ 858 tỷ đồng được ghi nhận trong Báo cáo tài chính tự lập). Nguyên nhân chính của khoản lỗ này là do tăng lỗ tại các công ty liên doanh, liên kết và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao.
Một thay đổi khác trong Báo cáo tài chính kiểm toán là ở khoản trích lập dự phòng đầu tư dài hạn. Trong Báo cáo tài chính quý 4/2022, VNZ đã trích lập gần 2.72 ngàn tỷ đồng vào công ty con. Tuy nhiên, trong Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, con số này đã giảm nhẹ 1.8% xuống còn gần 2.67 ngàn tỷ đồng.
Mặc dù VNZ vẫn là cổ phiếu có giá trị cao nhất trên sàn chứng khoán, đạt mức 771,900 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch ngày 01/06.
Có thể bạn quan tâm


Dagora ra mắt nền tảng NFT đầu tiên hướng đến fandom
Blockchain
Doanh nghiệp Việt Nam phải làm chủ công nghệ chiến lược
Tư duy số
Tập đoàn MetLife lọt Top “Những công ty đáng ngưỡng mộ nhất thế giới”
Kết nối