Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức đối với kinh tế tập thể
Chương trình hành động của Chính phủ đi vào chi tiết mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của Nghị quyết số 20-NQ/TW. Đặc biệt, việc xây dựng và ban hành Chương trình này đã thống nhất trong chỉ đạo các cấp, tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả.
Các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt và toàn diện về các mặt công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Việc kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ, giải pháp, và triển khai trọng tâm là chìa khóa để đạt được hiệu quả cao.
Chương trình hành động không chỉ đề xuất mục tiêu số liệu cụ thể mà còn nhấn mạnh vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể. Công nghệ cao và chuyển đổi số sẽ là những yếu tố quan trọng đưa vào sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ.
Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể là một trọng điểm quan trọng. Điều này bao gồm việc tăng cường tính minh bạch, áp dụng công nghệ thông tin, và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình.
Mặt Trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có vai trò lớn trong việc tuyên truyền, vận động, giám sát và phản biện về việc thực hiện chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể. Sự đoàn kết và hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần này là quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.
Không chỉ tập trung vào nội bộ, Chương trình hành động còn đặc biệt quan trọng việc mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế. Điều này bao gồm cả việc thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức kinh tế khác, đặc biệt là trong chuỗi cung ứng và giá trị.
Bằng việc thực hiện đồng bộ Nghị quyết số 20-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ, sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế tập thể sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Mặt Trận Tổ Quốc, và các tổ chức là chìa khóa để xây dựng một cộng đồng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong thời kỳ hiện nay.
Ngành Tài chính cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết số 20-NQ/TW đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, bao gồm: Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đối với phát triển kinh tế tập thể.
Về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, Nghị quyết yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về kinh tế tập thể như quy định về các loại hình tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức đại diện; quy định về hợp tác xã, phát triển thành viên, về nâng cao khả năng huy động vốn, tăng tích luỹ vốn và tài sản chung; quy định về phát triển doanh nghiệp trong tổ chức kinh tế tập thể. Bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý về kiểm toán, các quy định nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành; về nâng cao hiệu quả, chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. Có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực, ứng dụng khoa học - công nghệ, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, mở rộng thị trường cho kinh tế tập thể, bảo đảm thống nhất, đồng bộ.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo hướng xác định các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể phù hợp để kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù cho kinh tế tập thể. Xây dựng chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể trên phạm vi toàn quốc để thống nhất, tập trung nguồn lực, phù hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế tập thể và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ với một số chính sách cụ thể về phát triển nguồn nhân lực, chính sách đất đai, chính sách tài chính, chính sách tín dụng, chính sách khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ về thông tin kinh tế, kỹ năng tiếp thị và nghiên cứu thị trường, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách bảo hiểm xã hội.
Trong đó, về chính sách tài chính, Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức kinh tế tập thể. Hỗ trợ phí kiểm toán, hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp đối với các tổ chức kinh tế tập thể.
Về chính sách tín dụng, theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, các tổ chức kinh tế tập thể được vay vốn như các tổ chức kinh tế khác; được hỗ trợ để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững, nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, các tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời, nâng cao và phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong việc hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo đảm công khai, minh bạch, không để thất thoát. Hướng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ tại các tổ chức kinh tế tập thể có đủ điều kiện.
Về chính sách khoa học - công nghệ, nhà nước hỗ trợ kinh phí cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn về quản lý và khoa học - công nghệ cho các tổ chức kinh tế tập thể trên cơ sở nhu cầu và theo hợp đồng được ký kết với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn. Đồng thời, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Hướng dẫn các tổ chức kinh tế tập thể có dự án ứng dụng, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo được vay vốn trung và dài hạn từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và của các bộ, ngành, địa phương….
“Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cấp ủy, đảng, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên…”- Nghị quyết nêu rõ.
Để có căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả quan điểm chỉ đạo, phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế tập thể mà Nghị quyết số 20-NQ/TW đã đề ra, ngày 02/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW. Căn cứ chương trình hành động của Chính phủ, ngày 23/6/2023, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài chính (kèm theo Quyết định số 1332/QĐ-BTC) thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW trong toàn ngành Tài chính.
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 20-NQ/TW, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Các bộ, ngành, địa phương cần tiến hành quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ; bảo đảm thực chất, hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ; kết hợp chặt chẽ, hài hòa các nhiệm vụ, giải pháp, triển khai có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp; đề cao vai trò, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu, nêu gương của người đứng đầu các cấp, các ngành, địa phương gắn với phát huy sức mạnh của tập thể và sức mạnh của cả hệ thống chính trị.
Chương trình hành động của Chính phủ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả quan điểm chỉ đạo, phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế tập thể mà Nghị quyết số 20-NQ/TW đã đề ra, đó là:
Đến năm 2030: Có khoảng 140.000 tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên. Bảo đảm trên 60% tổ chức kinh tế tập thể đạt loại tốt, khá; trong đó, có ít nhất 50% tham gia liên kết theo chuỗi giá trị. Có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phát triển các chuỗi giá trị nông sản hàng hoá gắn với liên kết sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
Đến năm 2045: Thu hút tối thiểu 20% dân số tham gia các tổ chức kinh tế tập thể. Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, chất lượng hoạt động ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm trên 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả, trong đó có ít nhất 75% tham gia các chuỗi liên kết. Phấn đấu có ít nhất 3 tổ chức kinh tế tập thể nằm trong bảng xếp hạng 300 hợp tác xã lớn nhất toàn cầu do Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) công nhận. Các tổ chức kinh tế tập thể đều áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tỷ lệ nữ giám đốc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đạt ít nhất 30%.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: Nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đối với phát triển kinh tế tập thể.