Cơ hội và thách thức trong phát triển điện gió ngoài khơi
Ông Nguyễn Đức Cường, Chuyên gia cao cấp về năng lượng của Tập đoàn T&T trình bày tham luận tại sự kiện ngày 12/10.
Ông Nguyễn Đức Cường, Chuyên gia cao cấp về năng lượng của Tập đoàn T&T đã trao đổi về cơ hội và thách thức trong phát triển điện gió ngoài khơi, những đề xuất và kiến nghị tại sự kiện ngày 12/10.
Việt Nam có điều kiện lý tưởng để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi (ĐGNK) đáng tin cậy và có chi phí hợp lý, với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, độ sâu nước nông và điều kiện thời tiết ổn định. Đánh giá của Chương trình hỗ trợ quản lý ngành năng lượng/Ngân hàng Thế giới ước tính tổng tiềm năng kỹ thuật của ĐGNK tại Việt Nam là khoảng $75 GW, bao gồm 261 GW loại móng cố định và 214 GW loại móng nổi.
Tuy nhiên, còn nhiều thách thức cần vượt qua. Nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh, đòi hỏi đầu tư lớn vào nguồn điện. Mục tiêu tăng công suất lắp đặt mới trong giai đoạn từ 2023 đến 2030 ước tính là 8,8 GW mỗi năm. Cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía chính quyền để tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi và đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.
Việt Nam đã thành công trong phát triển điện gió trên bờ, gần bờ. Tuy nhiên ĐGNK vẫn còn rất mới tại Việt Nam và hiện chưa có dự án ĐGNK thật sự nào được triển khai vì vậy, ngành công nghiệp ĐGNK vẫn chỉ đang trong giai đoạn đầu của quá trình học hỏi phát triển. Nói một cách khác, kinh nghiệm và sự trưởng thành của ngành năng lượng tái tạo trên bờ tại Việt Nam không thể được chuyển giao áp dụng cho ngành ĐGNK vì đây là công nghệ rất khác biệt.
Bên cạnh đó, mặc dù đã giảm nhưng chí phí quy dẫn (LCOE) vẫn còn cao và có sr chênh lệch về chỉ phí quy dẫn LCOE khá lớn giữa các vùng/miền của Việt Nam. Các dự án ĐGNK sẽ được phân bồ theo vùng (6 vùng điện lực). Quy mô công suất sẽ được chuẩn hóa trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Các địa phương sẽ quyết định việc lựa chọn quy mô, vị trí cụ thể căn cứ vào các yếu tổ chính gồm: chỉ phí sản xuất điện, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, chí phí truyền tải và hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội các địa phương.
Nếu chỉ có một biểu giá áp dụng chung cho các vùng thì rất khó phát triển ĐGNK ở khu vực các tỉnh miền Bắc bởi, sự chênh lệch khá lớn về tốc độ gió dẫn đến chênh lệch lớn về hệ số công suất và làm cho sản lượng điện của các dự án ĐGNK giữa các khu vùng cũng cũng có sự khác nhau khá lớn, dao động từ 20% thậm chí đến trên 25%.
Ông Nguyễn Đức Cường, Chuyên gia cao cấp về năng lượng của Tập đoàn T&T cho biết.
Thời kỳ sử dụng các loại nhiên liệu truyền thống đã đến gần hồi kết
Trên thế giới, việc dịch chuyển sử dụng nguồn năng lượng truyền thống đang gần như đến hồi kết, địa chính trị trên thế giới đầy bất ổn, ô nhiễm môi trường ... đã dẫn đến việc thay thế nguồn nguyên liệu này tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam về cắt giảm khí nhà kính cho thấy xu hướng xanh hóa trong sản xuất cũng như tiêu dùng, đặc biệt là trong sản xuất, tiêu thụ năng lượng cũng như chuyên dịch năng lượng đang trở thành vấn đề cấp thiết, quan trọng trong sách lược phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường của các nước trong đó có Việt Nam.
Việc Việt Nam cam kết đạt mục tiêu khử các bon hoàn toàn vào giữa thế kỷ này càng khiến cho Việt Nam nảy trở thành điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, đặc biệt là ĐGNK. Hơn thế nữa, ĐGNK được coi là nguồn năng lượng không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do vậy, ĐGNK được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trọng việc thực hiện thành công mục tiêu cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.
Hiện nay, mặc dù đã có sự tiến bộ trong công nghệ nhưng chi phí sản xuất điện của ĐGNK vẫn còn cao. Do đó, Việt Nam cần tập trung vào hoàn thiện khung chính sách, cấp phép, và đồng bộ các cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển ĐGNK.
Ngoài ra, cần quan tâm đến phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ĐGNK. Đây là ngành công nghiệp cao, do đó, cần có nguồn nhân lực có trình độ cao để đảm bảo thực hiện các dự án quy mô lớn.
Hiện nay, do thiếu công cụ pháp lý mạnh nên dẫn đến một số hạn chế trong việc khai thác tài nguyên ổn định và bên vững (chẳng hạn như Quyết định số 39 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió đã hết hiệu lực được 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa có cơ chế nối tiếp nên đã gây ra tình trạng gián đoạn, đứt gãy). Đối với dự án ĐGNK, hiện chưa thấy có tiêu chí hoặc thuật ngữ định nghĩa thế nào là một dự án ĐGNK? Do vậy, cần phân định cụ thể trong kế hoạch thực hiện QHĐ VIII ranh giới giữa điện gió trên bờ và ngoài khơi. Nếu không làm rõ được vấn đề này thì sẽ gây ra vướng mắc cho cả nhà đầu tư lẫn các địa phương và các bộ ngành. Ngoài ra, chúng ta vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong phát triển ĐGNK Không giống như điện mặt trời và điện gió trên bờ, ĐGNK đại diện cho các công trình hạ tầng quy mô lớn, và do đó có rủi ro về đầu tư rất lớn đối với các nhà phát triển và đầu tư dự án.