Tam Winsan tiềm lực thế nào?
Ông Tam Winsan chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp. Nguồn: Winsam Group
Ông Phạm Văn Tam - cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Asanzo (Asanzo) – vừa bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM khởi tố về tội trốn thuế.
Nhà chức trách cáo buộc ông Tam đã chỉ đạo ông Phạm Xuân Tình – CEO Asanzo - ký kết các hợp đồng nguyên tắc với Công ty TNNHH đầu tư thương mại Việt Tài, Công ty TNHH đầu tư sản xuất An Thiên, Công ty THHH Đầu tư xuất nhập khẩu Trần Thoài; sau đó không xuất hóa đơn và để ngoài sổ sách kế toán liên quan đến doanh thu bán hàng cho Công ty TNHH điện lạnh Asanzo của Asanzo.
“Hãy gọi tôi là ông Tam Winsan”
Dù ông Phạm Văn Tam không còn là cổ đông chi phối và rời khỏi ban điều hành CTCP Tập đoàn Asanzo (Asanzo) từ năm 2018, truyền thông vẫn thường nhắc tới ông với biệt danh “Tam Asanzo”.
Thực tế, hành trình của Asanzo trong những năm qua vẫn mang đậm dấu ấn của ông Phạm Văn Tam. Nổi bật hơn cả là những phát ngôn của ông khi thị trường và người tiêu dùng đặt nghi vấn về sản phẩm Asanzo là “hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt” – được đẩy lên cao trào vào giữa năm 2019.
Chia sẻ với báo giới vào đầu tháng này, ông Tam cho biết: Asanzo thực sự đã vươn mình mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những cổ đông mới và bước thêm một nấc thang sau khi tôi thoái vốn.
“Hãy gọi tôi là ông Tam Winsan”, vị doanh nhân quê Quảng Ninh mong muốn mọi người nhắc gọi mình bằng “cái tên” mới thay vì biệt danh gắn liền với thương hiệu Asanzo – vốn được xem như “con đẻ” của ông.
Theo tìm hiểu của người viết, CTCP Đầu tư Tập đoàn Winsan Group (Winsan Group) được thành lập vào tháng 5/2020, tức gần 1 năm sau “biến cố” Asanzo. Công ty này đăng ký ngành nghề chính trong lĩnh vực hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu, cụ thể là “Tư vấn đầu tư”.
Ban đầu, Winsan Group có vốn điều lệ ở mức 300 tỷ đồng, trong đó ông Phạm Văn Tam nắm chi phối, với tỷ lệ sở hữu ở mức 95%, tương đương 28,5 triệu cổ phần. Hai cổ đông sáng lập còn lại là bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Tam) và ông Phùng Đông Hưng với tỷ lệ sở hữu lần lượt ở mức 4,5% và 0,5% vốn.
Đầu tư 2,000 tỷ đồng cho dự án phân bón hữu cơ?
Năm 2021, ông Tam nhảy sang một lĩnh vực không hề “công nghệ”, đó là chăn nuôi, phân bón bằng việc ra mắt trang trại sinh thái và thương hiệu phân bón hữu cơ Ba Con Bò, được điều hành bởi CTCP Phân bón T&T 159 Miền Nam. Doanh nghiệp thành lập tháng 12/2020 với ngành nghề chính bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp. Vốn điều lệ 2 tỷ đồng, trong đó Winsan Group nắm 40% cùng hai cá nhân khác. Tháng 07/2021, Công ty nâng vốn lên 20 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến nay.
Tại ngày ra mắt trang trại, ông Tam tuyên bố Công ty T&T 159 Miền Nam đã nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ khép kín đầu tiên tại Việt Nam mang thương hiệu Ba Con Bò. Đánh giá phân hữu cơ sẽ là sản phẩm xu thế, ông Tam cho biết số vốn ban đầu của ông cùng nhóm nhà đầu tư đã rót 2,000 tỷ đồng cho 5 trang trại tại Hoà Bình, Nghệ An, Sơn La và kỳ vọng thương hiệu sẽ đạt mức tăng trưởng tới 500% ngay trong năm đầu ra mắt. Tuy nhiên thực hư khoản tiền khổng lồ này vẫn là thắc mắc lớn bởi phía CTCP T&T 159 sau đó lên tiếng cho hay chưa nhận được bất kỳ khoản đầu tư nào của nhóm ông Tam, vai trò của nhóm này chỉ là phân phối độc quyền phân bón Ba Con Bò vào thị trường miền Nam do T&T 159 sản xuất.
Ngày 24/01 năm nay, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan TPHCM ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của CTCP Tập đoàn Asanzo. Lý do Asanzo nợ thuế quá 90 ngày số tiền hơn 48 tỷ đồng, thời gian thi hành trong một năm. Cuối năm 2022, Cục Hải quan TPHCM đã dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty này do nợ hơn 47 tỷ đồng tiền thuế.
Tháng 01/2017, chức vụ của ông Tam chuyển cho bà Trịnh Ngọc Yên. Tháng 06/2017, Công ty Truyền thông Asanzo thoái hết vốn, một tháng sau ông Tình giữ chức Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Giữa năm 2018, cơ cấu cổ đông cho thấy các cổ đông sáng lập như ông Tam chỉ còn nắm 1%, hai cổ đông tổ chức cũng thoái sạch vốn, chỉ còn bà The và ông Tình giữ 2% như cũ. Từ đó tới nay, Doanh nghiệp không cập nhật thêm về cơ cấu vốn điều lệ.
Ngoài các pháp nhân trên, hệ sinh thái mang tên Asanzo còn có CTCP Đầu tư Asanzo thành lập tháng 10/2017 với ngành sản xuất điện tử. Vốn điều lệ 5.9 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Asanzo nắm 90%, ông Huỳnh Tấn Thương và bà Trịnh Ngọc Yên mỗi người 5%.
CTCP Viễn thông Asanzo thành lập tháng 01/2017, ngành nghề chính bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn diện. Vốn điều lệ 5.9 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Asanzo nắm 90%, ông Huỳnh Tấn Thương 5%, ông Lê Hải Dương 5%.
CTCP Công nghệ Cao Asanzo thành lập tháng 01/2019 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng; cổ đông sáng lập gồm ông Tam (giữ chức Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật), bà Nguyễn Thị Ý Nhi, bà Dương Thị Ngọc Giàu. Tháng 10/2020, chức vụ của ông Tam chuyển cho bà Giàu đảm nhiệm.
Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo thành lập tháng 01/2017, ngành nghề chính sản xuất máy lọc nước, máy nóng lạnh, máy sử dụng năng lượng mặt trời, sản xuất tủ lạnh, thiết bị làm lạnh công nghiệp, sản xuất quạt thông giá, sản xuất bàn là… Vốn điều lệ 2.9 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Asanzo nắm 90%, ông Nguyễn Văn Tập 10%. Tháng 08/2017, vốn tăng lên 50 tỷ đồng, Tập đoàn Asanzo nâng sở hữu lên 99.42%, ông Tập giảm về 0.58%. Hai tháng sau, phần vốn của Tập đoàn Asanzo chuyển cho bà The. Công ty hiện do ông Lê Hải Dương làm Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, ông Tam đều thoái hết vốn cũng như không còn nắm giữ các chức vụ quan trọng trong các doanh nghiệp gắn với thương hiệu Asanzo.