Suy ngẫm về WWDC 2024
Sức mạnh của sự tích hợp và cá nhân hóa
Apple đã cho thấy cách tiếp cận AI khác biệt khi hãng không muốn người dùng xem AI như một “từ khóa”, vốn từng khiến cổ phiếu Nvidia, Microsoft tăng vọt. Thay vào đó, Táo Khuyết biến Apple Intelligence trở thành thứ cốt lõi cho mọi app có sẵn trên iPhone, iPad đến MacBook.
Apple không đi theo con đường của Microsoft hay Google trong lĩnh vực AI. Thay vào đó, họ tận dụng những thế mạnh của mình để tạo nên cách tiếp cận độc đáo.
Apple Intelligence nổi bật với khả năng tích hợp liền mạch trên nhiều thiết bị như iPhone, iPad và Mac. Sự đồng bộ này không chỉ giúp người dùng trải nghiệm một cách mượt mà mà còn tạo ra sự nhất quán trong hệ sinh thái của Apple. Việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng thông qua trí tuệ nhân tạo là một bước tiến đáng kể, giúp nâng cao hiệu suất làm việc và cuộc sống hàng ngày.
AI của Apple có thể tóm tắt và sắp xếp độ ưu tiên của tin nhắn, hoặc có chức năng viết lại email hoặc các văn bản khác. Những tính năng này giúp người tiêu dùng đại chúng có thể tiếp cận nhanh hơn, không đòi hỏi phải biết quá nhiều về công nghệ. Mô tả về Apple Intelligence, Phó chủ tịch phần mềm Craig Federighi đã tóm tắt bằng một câu: “AI dành cho mọi người".
Một ví dụ điển hình là Personal Journal, ứng dụng mới này cho phép người dùng ghi chép và theo dõi cảm xúc hàng ngày. Dựa trên dữ liệu được phân tích bởi AI, ứng dụng cung cấp những gợi ý hữu ích để cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, Contact Posters và Live Voicemail mang đến những tiện ích mới mẻ trong việc quản lý cuộc gọi, từ đó nâng cao sự tiện lợi và trải nghiệm cá nhân của người dùng.
Apple sở hữu hệ thống phần cứng rất tốt, bao gồm CPU của riêng họ. Vậy nên với các tính năng AI mới, Apple tận dụng luôn con chip trước đó, trước tiên là tích hợp trên các thiết bị cục bộ, sau đó sẽ tích hợp trên dịch vụ đám mây độc quyền do Apple xử lý. Điều này giúp Apple có toàn quyền kiểm soát, không phụ thuộc vào những nhà sản xuất chip AI (chẳng hạn như Nvidia).
Quyền riêng tư và bảo mật
Nhờ hạn chế các công cụ AI tổng quát chỉ hoạt động trong các ứng dụng và tính năng hệ điều hành sẵn có, Apple có thể ngăn chặn những nội dung nguy hiểm, bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn sản phẩm của các đối thủ khác.
Apple Intelligence đảm nhiệm vai trò xử lý phần lớn các câu lệnh AI trên thiết bị. Điều này nghĩa là không ai khác có thể can thiệp, dù là Apple hay nhà phát hành ứng dụng bên thứ ba.
Apple cũng là công ty công nghệ hiếm hoi tạo được cảm giác họ quan tâm đến quyền riêng tư của người dùng. Trong buổi ra mắt Apple Intelligence, phần lớn bài thuyết trình dành để giải thích cách thức các phiên bản AI của Apple bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng ra sao. Ngay cả khi thiết bị cần dùng hệ thống đám mây để xử lý các truy vấn và yêu cầu của người dùng, Apple vẫn đặt ra hàng loạt giới hạn nhất định. Hãng cam kết mình không có quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng, dù sở hữu các máy chủ điện toán đám mây.
Apple tuyên bố hợp tác với OpenAI nhằm cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào ChatGPT nếu Siri không thể đưa ra câu trả lời. Những tính năng này chỉ khả dụng khi người dùng cho phép.
Táo Khuyết tuyên bố đã phát triển thành công máy chủ chỉ sử dụng chip Apple, được gọi là Apple Private Cloud, để ngăn việc lưu trữ hoặc sử dụng lại dữ liệu người dùng. Hệ thống cho phép bên thứ ba kiểm tra phần mềm, đây được coi là động thái đáng chú ý bởi hầu hết công ty thường không cung cấp thông tin về cơ sở hạ tầng để giữ bị mật công nghệ.
Đối mặt với thách thức
Mặc dù có nhiều ưu điểm, Apple Intelligence vẫn phải đối mặt với một số thách thức. Một trong số đó là việc thúc đẩy người dùng nâng cấp thiết bị. Các tính năng AI mới yêu cầu phần cứng mạnh mẽ hơn, do đó, người dùng sẽ cần mua các thiết bị mới để tận hưởng trọn vẹn những cải tiến này. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với Apple trong việc thuyết phục người dùng đầu tư vào sản phẩm mới.
Các chuyên gia cũng tỏ ra nghi ngại khi Apple ít nhấn mạnh vào AI, khác với cách làm của hãng với các sản phẩm chủ lực trước đây. Trong bài thuyết trình tại WWDC 2024, Táo khuyết chỉ nhắc đến “AI” 3 lần. Con số này rất thấp so với 120 lần AI được đề cập tại sự kiện Google I/O vào tháng trước. Theo Cnet, Apple không muốn người dùng xem các tính năng học máy sắp ra mắt của họ như một “buzzword” (thuật ngữ chuyên biệt), từng khiến cổ phiếu của Nvidia và Microsoft tăng vọt.
Thay vào đó, họ gọi AI của mình là "Apple Intelligence". Một số tính năng Apple giới thiệu như chỉnh sửa hình ảnh, viết email… đều có sẵn trên các thiết bị Windows, Google và Samsung. Nhưng Apple cũng đang mang đến những thay đổi của riêng mình cho AI tạo sinh, giới thiệu các tính năng không có trên Android như Genmoji. Câu hỏi đặt ra là tại sao Apple không liên tục nhắc đến "AI" giống như Google, Samsung hay Microsoft?
Nhiều chuyên gia nhận định, so với các đối thủ Big Tech, Apple có lượng khách hàng ổn định, ít có nhu cầu chuyển sang các sản phẩm hoặc nền tảng khác. Do đó, Apple không cần phải khoa trương về làn sóng AI. Thay vào đó, hãng có thể biến "Apple Intelligence" trở thành yếu tố cốt lõi cho các tính năng được người dùng yêu thích.
Một thách thức khiến Apple cũng đau đầu không kém là nỗ lực kết nối với người tiêu dùng bên ngoài màn hình. Trong nhiều năm qua, trợ lý ảo Siri của Apple hoạt động không quá hiệu quả, trong khi các đối thủ khác có những công cụ thân thiện hơn. Vậy nên với dự án AI mới này, Apple đã quyết định “cấy ghép não” AI cho Siri, cho phép nó phản hồi các lệnh và thực hiện các hành động dựa trên “bối cảnh cá nhân” của người dùng.
Thách thức lớn nhất mà Apple phải đối mặt là thị trường đại chúng. Trong một năm rưỡi vừa qua, các nhà đầu tư liên tục muốn biết Apple đang có kế hoạch thế nào. Nếu Apple ra dự án tương tự OpenAI hoặc Google, điều đó chỉ càng cho thấy Apple tụt hậu ra sao trong cuộc đua AI. Thế nhưng cuối cùng Apple vẫn khác biệt. Họ đã định nghĩa lại AI là “Apple Intelligence” và tập trung vào các giải pháp tức thời hơn (và ở quy mô nhỏ hơn), chẳng hạn hỗ trợ viết email, thay vì một mô hình AI tổng hợp thực sự. Kết quả là, khi chỉ vài tiếng sau khi ra mắt AI, giá cổ phiếu của Apple đã đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Tương lai đầy hứa hẹn
Với những gì đã đạt được, Apple Intelligence hứa hẹn mang đến nhiều cải tiến và ứng dụng mới trong tương lai. Chúng ta có thể mong đợi những bước đột phá trong việc tích hợp AI vào các sản phẩm của Apple, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và mở ra nhiều cơ hội mới. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và cung cấp các gợi ý cá nhân hóa sẽ giúp cuộc sống và công việc của người dùng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Apple cũng sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng các tính năng AI, không chỉ dừng lại ở những gì đã giới thiệu tại WWDC 2024. Việc hợp tác với các tổ chức AI hàng đầu và thu hút nhân tài sẽ giúp Apple duy trì và nâng cao vị thế của mình trong cuộc đua AI toàn cầu.
Lời kết
Chiến lược AI của Apple với Apple Intelligence là một bước đi táo bạo và khôn ngoan. Bằng cách tận dụng thế mạnh của mình và giải quyết các thách thức, Apple đã tạo ra sự khác biệt trong lĩnh vực AI. Với sự tập trung vào bảo mật, hiệu suất và trải nghiệm người dùng, Apple Intelligence hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị mới cho người dùng và tiếp tục định hình tương lai của công nghệ AI.