Tại sao Make in India không đảm bảo thành công mặc dù Hoa Kỳ áp thuế cao với Trung Quốc?
Ấn Độ củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple Thị trường máy tính cá nhân toàn cầu bất ngờ tăng tốc mạnh mẽ Yếu tố giúp Ấn Độ vững vàng trong đàm phán thương mại với Hoa Kỳ |
![]() |
Tại sao Make in India không đảm bảo thành công mặc dù Hoa Kỳ áp thuế cao với Trung Quốc? |
Apple chọn Ấn Độ, nhưng vẫn chưa đủ
Apple là một ví dụ điển hình cho xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Gã khổng lồ công nghệ đã đẩy mạnh sản xuất iPhone tại Ấn Độ, với tham vọng sản xuất 25% tổng sản lượng toàn cầu tại đây. Tuy nhiên, chính Tổng thống Trump từng công khai bày tỏ không hài lòng về việc Apple “xây nhà máy ở Ấn Độ thay vì ở Mỹ”.
Dù vậy, việc đưa toàn bộ dây chuyền sản xuất về Mỹ là điều khó khả thi. Theo Bank of America, nếu Apple lắp ráp iPhone tại Mỹ, giá bán có thể đội thêm 25% do chi phí lao động cao. Tức là một chiếc iPhone 16 Pro Max giá 1.199 USD có thể tăng thêm 160 USD chỉ vì công đoạn lắp ráp cuối cùng ở Mỹ.
Vì sao Make in India chưa thể thay thế Trung Quốc?
Mặc dù chi phí lao động tại Ấn Độ rẻ hơn, nhưng điều đó không đồng nghĩa với chi phí sản xuất thấp hơn. Theo Nick McConway từ Amundi Asset Management, năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu, và chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện đang là những rào cản lớn.
Ngoài ra, Ấn Độ mới chỉ kiếm được khoảng 30 USD mỗi chiếc iPhone sản xuất trong nước, phần lớn là từ trợ cấp chính phủ. Trong khi đó, chuỗi giá trị thực sự như sản xuất chip, pin, màn hình vẫn nằm ở các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chuyên gia Ajay Srivastava cảnh báo, nếu Ấn Độ tiếp tục chỉ tập trung vào lắp ráp “nông”, quốc gia này có thể bỏ lỡ cơ hội phát triển chuỗi cung ứng sâu hơn và thực sự nâng cấp nền sản xuất công nghiệp.
Ngay cả khi Mỹ muốn phục hồi sản xuất nội địa, họ cũng không thể tách rời khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu. Sanjeev Sanyal, cố vấn kinh tế của Thủ tướng Ấn Độ, nhận định rằng đến năm 2030, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ thay đổi mạnh mẽ, và Ấn Độ đặt mục tiêu đóng vai trò trung tâm, đặc biệt trong các ngành điện tử và kim loại.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, để đạt được vị thế đó, Make-in-India cần chuyển mình mạnh mẽ hơn từ chính sách thu hút đầu tư, cải cách hành chính đến phát triển công nghiệp phụ trợ.
Mỹ áp thuế với Trung Quốc có thể làm xáo trộn chuỗi cung ứng, nhưng chưa đủ để Make-in-India thành công nếu thiếu các điều kiện nền tảng: năng suất cao, hạ tầng tốt, chuỗi cung ứng sâu và chính sách ổn định. Ấn Độ có tiềm năng, nhưng để trở thành “công xưởng thế giới” thay Trung Quốc, họ cần làm nhiều hơn là chỉ thu hút lắp ráp iPhone.
Có thể bạn quan tâm


Bitcoin đạt mốc kỷ lục mới trên 111.000 USD
Giao dịch số
CEO Nvidia cảnh báo: Mỹ có thể mất thị trường Trung Quốc và thua trong cuộc đua AI
Kinh tế số
Cổ phiếu CATL tăng vọt 14% khi lên sàn Hồng Kông, thu hút mạnh dòng tiền Quốc tế
Giao dịch số