Nhằm mở rộng thị trường cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới để đưa hàng hoá Việt Nam ra thế giới, các hoạt động kết TMĐT ở nước ngoài, quảng bá hàng Việt, nông sản Việt qua các kênh trực tuyến, TMĐT ở nước ngoài sẽ là những biện pháp trong tâm trong thời gian tới.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, để hỗ trợ các sàn TMĐT, mở rộng thị trường để giúp người dân, doanh nghiệp (DN) tiêu thụ nông sản Cục đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai hợp tác chặt chẽ với đối tác trong và ngoài nước như Amazon, Alibaba, Google, Shopee, Voso, Tiki, Lazada…kết nối đối tác với DN để thực hiện chương trình hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho DN.
Cụ thể, trước hết là việc nâng cao kiến thức về quy định, chính sách pháp luật liên quan đến TMĐT, đào tạo kỹ năng cần thiết để tham gia TMĐT và thương mại xuyên biên giới.
Các công cụ trực tuyến giúp cho hàng Việt đến gần người tiêu dùng hơn bao giờ hết.
Chẳng hạn như mở gian hàng, vận hành thực hiện các đơn hàng, quản lý logistics, quản lý chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài…; đồng thời, tổ chức một cách bài bản các chương trình TMĐT hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu ra các thị trường lớn thông qua các sàn TMĐT quốc tế lớn.
Với việc nắm vững những kỹ năng TMĐT, DN, nhà sản xuất hay hợp tác xã nông nghiệp mới có thể chủ động vận hành được kênh bán hàng TMĐT của riêng mình một cách hiệu quả.
Cũng theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hơn 2 năm qua đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, bởi vậy, để quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, các tỉnh/thành trên cả nước đã chú trọng ứng dụng các công cụ, giải pháp chuyển đổi số để đa dạng đầu ra cho sản phẩm cũng như bổ sung cho các kênh tiêu thụ truyền thống.
Điều này không những đảm bảo được nhu cầu mua sắm hàng hoá của người dân mà còn thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, giám áp lực cho hệ thống phân phối truyền thống như các chợ, siêu thị trong thời điểm buộc phải đóng của và giãn cách xã hội.
Với hàng loạt chương trình kết nối TMĐT tiêu thụ nông sản, đi chợ online trong bối cảnh giãn cách xã hội đã trở thành giải pháp hữu hiệu để kết nối lưu thông, tăng cường tiêu thụ hàng hoá, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hàng nghìn tấn nông sản, hàng hoá thiết yếu, hàng tiêu dùng đã được phân phối qua kênh TMĐT.
Sau khi bình thường trở lại, TMĐT đã trở thành thói quen tiêu dùng của người dân không chỉ tại các thành phố lớn mà đã đi tới các tỉnh, thành phố xa hơn.
Cùng với hệ thống phân phối truyền thống, TMĐT tiếp tục phát huy lợi thế trong bối cảnh mới và tiếp tục mang lại nhiều lợi ích cho DN sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.
Hàng hoá mua bán trực tuyến đã có những bước tiến vượt bậc so với các giao dịch truyền thống.
Đặc biệt, nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thời gian qua đã có nhiều tỉnh thành trên cả nước ban hành kế hoạch đưa hộ nông dân sản xuất nông nghiệp tham gia sàn TMĐT, thúc đẩy các hoạt động quảng bá, tiêu thụ hàng Việt.
Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Công Thương cũng là một trong những Bộ đi đầu về hỗ trợ doanh nghiệp địa phương chuyển đổi số, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt qua kênh TMĐT, góp phần lưu thông hàng hoá, kết nối cung cầu các sản phẩm địa phương, nông sản vùng miền, hàng Việt qua TMĐT.
Có thể kể tới hàng loạt các hoạt động kết nối cung cầu như Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Bình Định, Cần Thơ… với nội dung phong phú thúc đẩy chuyển đổi số cho DN.
Đơn cử, từ kỹ năng TMĐT trong nước, thúc đẩy xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới, phát triển thương hiệu sản phẩm trên nền tảng số, kết nối tiêu thụ hàng Việt qua TMĐT…
Điều này đã góp phần giúp hàng nghìn doanh nghiệp địa phương, hợp tác xã, nông thôn tiếp cận và hướng tới một kênh phân phối hiện đại, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm qua TMĐT.
Chính vì vậy, với gần 10.000 tấn vải thiều và khoảng 1 triệu đơn hàng trên các sàn TMĐT với doanh thu hàng trăm tỷ đồng cho người nông dân mùa dịch vừa qua là sự chung tay từ nhiều phía; trong đó, có các sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso, Postmart, Shopee, Tiki, Lazada… cùng với hệ thống chuyển phát, doanh nghiệp vận tải đường bộ, hàng không.
Hiện nay, cùng với các hệ thống phân phối truyền thống, TMĐT đã trở thành một kênh mới hiện đại và là giải pháp bền vững giúp hàng Việt cũng các nông sản địa phương mở rộng thị trường tiêu thụ.