Sở hữu chéo tại ngân hàng: Sự phát triển tinh vi và thách thức

Sở hữu chéo tại ngân hàng: Sự phát triển tinh vi và thách thức

Theo TS. Lê Đạt Chí, sự phát triển của các công cụ tài chính đã tạo điều kiện cho sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng trở nên ngày càng tinh vi hơn. Điều này không chỉ xảy ra thông qua cho vay trực tiếp, mà còn bằng việc sử dụng các công cụ tài trợ khác nhau để thực hiện mục đích chi phối các ngân hàng.

 

 Sở hữu chéo tại ngân hàng đã phát triển đến một mức độ tinh vi

Sở hữu chéo được định nghĩa là khi ít nhất hai ngân hàng sở hữu phần góp vốn cổ phần của nhau. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh của Việt Nam, khái niệm sở hữu chéo không phản ánh đúng bản chất của vấn đề, mặc dù Luật các tổ chức tín dụng và Luật doanh nghiệp đã có các điều khoản để hạn chế tình trạng này.

Tại Talk show mang chủ đề "Bản chất sở hữu chéo: Ngân hàng trong tay 'trùm'?", TS. Lê Đạt Chí, Trưởng Khoa Tài chính của Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết Luật các tổ chức tín dụng đã được ban hành năm 1997 với một điều khoản cho phép ngân hàng sở hữu một tổ chức tài chính khác, có nghĩa là sở hữu một ngân hàng khác. Tuy nhiên, thực tế là nhiều chủ ngân hàng không có đủ nguồn lực để tăng vốn cho ngân hàng của mình, vì vậy họ tìm đến việc tài trợ từ các ngân hàng khác. Việc tài trợ của một ngân hàng cho một ngân hàng khác đã làm gia tăng nguồn vốn ảo và làm giảm lượng vốn thực sự trong mỗi ngân hàng. Do đó, Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi lần thứ hai vào năm 2010 để siết chặt việc ngân hàng này sở hữu một ngân hàng khác.

Để tránh quy định siết sở hữu chéo, ngân hàng này sẽ sử dụng vốn của mình để cho vay cho một chủ vay và sử dụng nguồn vốn từ khoản vay này để góp vốn vào một ngân hàng khác, được gọi là cho vay chéo để tăng vốn.

TS. Lê Đạt Chí cũng dẫn chứng 1 sự kiện thực tế đã xảy ra đó là 1 cổ đông lớn của ngân hàng (tỷ lệ sở hữu lên đến 8%) nhưng họ mang tất cả sở hữu vốn ngân hàng đi thế chấp cho 1 lô trái phiếu. Khi lô trái phiếu này được phát hành thì có một công ty chứng khoán (CTCK) đứng ra mua. Và thì vốn của CTCK lại được cấp từ 1 ngân hàng khác.

Bên cạnh đó, Ông cũng cho rằng, đây là nguyên do vì sao thị trường trái phiếu Việt Nam có thời gian phát triển mạnh, nhưng phần lớn là chào bán riêng lẻ.

"Chào bán riêng lẻ chỉ có một vài nhà đầu tư lớn mua hàng ngàn tỷ đồng. Đồng thời trên báo cáo tài chính của hệ thống ngân hàng là một khoản gia tăng tín dụng thông qua việc mua trái phiếu của các doanh nghiệp rất lớn", ông nói.

Theo vị chuyên gia, sự phát triển của các công cụ tài chính đã tạo điều kiện cho sở hữu chéo ngày càng tinh vi hơn, không chỉ cho vay trực tiếp mà còn sử dụng các công cụ để tài trợ lẫn nhau nhằm mục đích chi phối ngân hàng.

Sau nhiều lần sửa đổi, Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có đề cập đến việc giảm tỷ lệ sở hữu đã được trình lên Quốc hội xem xét vào kỳ họp vừa qua. “Lần sửa này nếu thông qua việc có chấm dứt được sở hữu chéo hay không vẫn là câu hỏi”, ông Lê Đạt Chí bày tỏ.