Nghị định 24/2024/NĐ-CP ra đời hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu mới (Luật Đấu thầu 2023) đã có những nội dung mới nào liên quan đến quy định hồ sơ mời thầu. Hãy cùng dientuungdung.vn tìm hiểu một số quy định mới khi xây dựng hồ sơ mời thầu năm 2024.
Ảnh minh họa.
Quy định hồ sơ mời thầu năm 2024
Hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ được quy định tại Điều 24 Nghị định số 24/2024NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Điều 24 quy định 12 nội dung gồm:
Đối với hồ sơ mời thầu 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ thì được quy định tại Điều 35 Nghị định số 24/2024NĐ-CP, nội dung điều này gồm 14 khoản, trong đó cơ bản dựa trên 12 khoản của Điều 24 nên bài viết sẽ không lặp lại, chỉ nêu những điểm mới khác biệt so với các quy định trước đây, còn những nội dung tương tự như đã quy định trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì về cơ bản không thay đổi.
10 điểm mới khi xây dựng hồ sơ mời thầu
Sau đây chúng ta sẽ đi lần lượt từng điểm mới quy định khi xây dựng hồ sơ thầu năm 2024 như sau:
1. Căn cứ pháp lý: Trường hợp dự án có Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt thì cần phải căn cứ vào kế hoạch này.
2. Nội dung trong đánh giá tính hợp lệ:
Đơn dự thầu có nội dung mới quy định là "thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu".
Bảo lãnh dự thầu có thêm nội dung mới theo Luật Đấu thầu 2023 là "giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh" và quy định bảo lãnh sẽ không hợp lệ nếu "ký trước khi phát hành hồ sơ mời thầu".
Thỏa thuận liên danh sẽ không hợp lệ nếu trong phân chia công việc có tồn tại nội dung "không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này hoặc không thuộc quá trình sản xuất các hạng mục này".
3. Đánh giá về năng lực kinh nghiệm:
Đưa nội dung giá trị tài sản ròng, doanh thu (thực ra trước đây được đưa vào các mẫu hồ sơ theo các Thông tư); nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế. Đối với Nhà thầu là hộ kinh doanh nêu rõ "không phải nộp báo cáo tài chính, không phải đáp ứng yêu cầu về giá trị tài sản ròng".
Xây dựng tiêu chí để đưa 'thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu (được công khai trên Hệ thống đấu thầu quốc gia).
Đưa yếu tố về thân thiện môi trường, đấu thầu bền vững vào để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật và tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (nếu sử dụng).
4. Quy định về nhân sự ở bước đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị Tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu.
5. Không sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ.
6. Quy định về nhãn hiệu xuất xứ hàng hóa: Nghị định đã hướng dẫn rõ và cho phép một số trường hợp được phép nêu nhãn hiệu/xuất xứ của hàng hóa đồng thời khuyến kích hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, cụ thể:
Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá tổ chức đấu thầu trong nước mà có ít nhất 03 hãng sản xuất cho 01 mặt hàng xuất xứ trong nước đáp ứng về kỹ thuật, chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào hàng hoá xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.
Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 23 của Luật đấu thầu 2023 nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
Đối với thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất đáp ứng về tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá thì chủ đầu tư quyết định việc yêu cầu nhà thầu chào thuốc xuất xứ trong nước đối với mặt hàng này.
Đối với thuốc được Bộ Y tế công bố có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu chỉ chào thầu thuốc xuất xứ trong nước.
Trường hợp hồ sơ mời thầu có quy định về xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ mà không bao gồm xuất xứ Việt Nam thì hàng hóa xuất xứ Việt Nam vẫn được xem xét, đánh giá.
Đây là 10 điểm mới rất quan trọng cần nắm được khi xây dựng hồ sơ mời thầu, đồng thời nhà thầu cũng cần nắm rõ điều này để thực hiện khi tham dự thầu. Bài viết trên được DauThau.info tổng hợp nhanh 10 điểm mới khi xây dựng hồ sơ mời thầu ngay khi có Nghị định 24/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu được ban hành. Mong rằng bài viết hữu ích cho các nhà thầu và bên mời thầu quan tâm.