Dư nợ hoạt động kinh doanh bất động sản tại Techcombank ra sao?
Hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản của Techcombank tăng mạnh.
Trong năm 2023, dư nợ này tăng đến gần 68.000 tỷ đồng, đạt con số "ấn tượng". Tính đến thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng đã tăng lên 849.482 tỷ đồng, là mức tăng 21,52% so với đầu năm.
Tiền gửi của khách hàng cũng đồng loạt tăng, đạt 454.661 tỷ đồng, tăng 26,86%, với tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chiếm tỷ lệ cao đến 39,9%. Techcombank cũng có 84.703 tỷ đồng giấy tờ có giá, trong đó có 32.207 tỷ đồng trái phiếu.
Cho vay khách hàng tại Techcombank đã tăng đến 23,33%, đạt 518.642 tỷ đồng, trong đó có 204.861 tỷ đồng cho vay cá nhân. Đáng chú ý là hoạt động kinh doanh bất động sản của ngân hàng đã chiếm 34,09% tổng dư nợ, tăng từ mức 25,87% ở đầu năm.
Tài sản đảm bảo của Techcombank đạt 1.079.346 tỷ đồng, bao gồm bất động sản, động sản, giấy tờ có giá và tài sản đảm bảo khác. Ngân hàng đang có 5.999 tỷ đồng nợ xấu, tăng 2.181 tỷ đồng, với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,16%, tăng 0,25 điểm phần trăm so với đầu năm.
Trong quý 4/2023, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 5.773 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước, và kết thúc năm 2023 với tổng lợi nhuận trước thuế là 22.888 tỷ đồng, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lợi nhuận giảm nhưng Techcombank vẫn vượt kế hoạch đặt ra năm 2023.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 196 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ 275 tỷ đồng. Trong đó, công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tăng trưởng 39,63% so với kỳ trước ( tăng 987 tỷ đồng), đạt 3.477 tỷ đồng.
Mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 65 tỷ đồng lãi thuần trong khi năm trước lỗ 252 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2023, giá trị chứng khoán kinh doanh (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành) đạt 4.433 tỷ đồng.
Mua bán chứng khoán đầu tư đạt 926 tỷ đồng lãi thuần, tăng 117,6% so với cùng kỳ tương đương 500 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/12/2023, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của Techcombank trị giá 105.356 tỷ đồng, gồm 24.411 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phương; 37.303 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng khác trong nước phát hành; 42.509 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành.
Hoạt động khác ghi nhận 2.434 tỷ đồng lãi thuần, tăng 12,3% so với năm trước tương đương 267 tỷ đồng, trong đó, bán bất động sản đầu tư đã mang về cho Techcombank 731 tỷ đồng lợi nhuận trong khi năm trước, ngân hàng không ghi nhận hoạt động kinh doanh này.
Góp vốn, mua cổ phần ghi nhận lãi 35 tỷ đồng, tăng 295,4% so với cùng kỳ năm trước ghi nhận 26 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2023, giá trị khoản góp vốn, đầu tư dài hạn của Techcombank đạt 4.046 tỷ đồng, tăng rất mạnh so với 13 tỷ đồng của đầu năm.
Hàng ngàn trái chủ đang dính vào lô trái phiếu có liên quan đến tài sản đảm bảo tại Techcombank.
Như vậy, tổng thu nhập hoạt động của Techcombank đạt 40.061 tỷ đồng, giảm nhẹ 466 tỷ đồng, tương 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí hoạt động tăng 229 tỷ đồng, tăng 1.8% so với cùng kỳ năm trước lên 13.252 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 1.985 tỷ đồng tương đương 102,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3.921 tỷ đồng. Điều này khiến lợi nhuận trước thuế giảm 2.680 tỷ đồng tương đương 10,5%, chỉ còn 22.888 tỷ đồng.
Lương và các chi phí liên quan chỉ tăng nhẹ 0,89% so với cùng kỳ tương đương 58 tỷ đồng, đạt 6.574 tỷ đồng và chiếm 49,6% chi phí hoạt động nhưng số lượng nhân sự của Techcombank đã giảm 725 người nên thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên đạt 46 triệu đồng/người/tháng tăng so với mức 44 triệu đồng/người/tháng của năm 2022.
Trước đó, ngày 10/10/2023, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đã gặp phải một sự cố nghiêm trọng với ứng dụng di động Banking của mình từ sáng sớm đến chiều muộn, khiến nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch chuyển tiền và thanh toán. Lỗi thuộc về ngân hàng còn thiệt hại, khách hàng tự gánh chịu trách nhiệm.
Sự cố bất ngờ này đã gây nên nhiều phiền toái và lo lắng cho khách hàng của Techcombank trên toàn quốc. Những người dùng đã bị mắc kẹt trong quá trình thực hiện các giao dịch trực tuyến và không thể truy cập vào các tính năng quan trọng của ứng dụng.
Ông T.T.K, một khách hàng của Techcombank, cho biết: "Tôi đã cố gắng thực hiện một giao dịch quan trọng vào buổi sáng, nhưng tôi không thể truy cập vào ứng dụng. Điều này gây ra không ít phiền phức và lo lắng cho tôi."
Ông K cũng cho biết thêm, suốt một ngày chuyển khoản trục trặc khiến công việc của tôi bị ảnh ưởng nghiêm trọng, một số giao dịch không thực hiện được khiến tôi mất uy tín với đối tác và khách hàng. Thậm chí, hợp tác có thể đổ bể cũng chỉ vì không giữ đúng hẹn ngày giờ chuyển khoản, khiến khách hàng phật ý và nghi ngờ thái độ hợp tác.
Trước sự cố này, Techcombank đã không ngừng đầu tư vào việc cập nhật và nâng cấp các ứng dụng và hệ thống của mình để đảm bảo rằng khách hàng của họ có được trải nghiệm sử dụng dịch vụ tốt nhất.
Tuy nhiên, sự cố ngày hôm nay là một lời nhắc nhở rằng, dù có cẩn thận đến đâu, các vấn đề kỹ thuật không mong muốn vẫn có thể xảy ra và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Sự cố ứng dụng Banking của Techcombank ngày 10/10/2023 đã gây ra không ít phiền toái cho hàng hàng loạt khách hàng. Trách nhiệm của ngân hàng Techcombank đối với những khách hàng đã gặp sự cố trên nếu có cũng chỉ là về mặt tinh thần, còn vật chất thì rất khó tính toán đền bù thiệt hại. Cái mất lớn nhất ở đây là mất uy tín và sự thiện cảm tin dùng đối với Techcombank, bên cạnh đó, khách hàng thiệt hại do lỡ việc giao dịch, lỡ những cuộc chuyển tiền quan trọng thì cũng chỉ biết bức xúc và tự chịu, một lỗi không phải do mình nhưng phải tự gánh trách nhiệm.