Lừa đảo xuất khẩu nông sản: Thủ đoạn tinh vi, thiệt hại lớn
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có dấu hiệu bị biến thành nạn nhân trong phi vụ lừa đảo quốc tế tinh vi. (Ảnh: Getty Images)
Liên quan đến vụ việc này, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VINACAS) đã phát đi thông cáo cho biết chi tiết về việc bị lừa đảo trong việc xuất khẩu hàng gia vị và nông sản của các doanh nghiệp. Công ty Tín Mai, là thành viên của hiệp hội, đã xuất khẩu 5 container hàng, bao gồm hồ tiêu, quế, hoa hồi và điều, tổng giá trị 516.761 USD, đến cảng Jebel Ali, Dubai, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Phía mua hàng là Công ty Bab Al Rehab Foodstuff Trading LLC (BARFT), có địa chỉ tại Dubai, UAE. Tel +971 43868859, +971586001304; Email: info@barft.com. Người giao dịch trực tiếp: Mr. Naeem Chaudhry, Mob/Whatsapp: +971 58 600 1304, email: naeem@barft.com.
Phía đối tác đã ứng 15% giá trị hợp đồng. Công ty Tín Mai đã giao hàng và ngày 24/6/2023 đã đến cảng Jebel Ali, UAE. Hàng đã được lấy và trả container rỗng ngày 27/6/2023, trong khi Công ty Tín Mai vẫn chưa được thanh toán 85% trị giá lô hàng.
Các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức nhờ thu hộ D/P để giao dịch với khách hàng, tức là bộ chứng từ xuất khẩu sẽ được ngân hàng người bán gửi tới ngân hàng người mua, sau đó người mua thanh toán tiền. Trong trường hợp này, các ngân hàng Việt Nam đã gửi bộ chứng từ gốc tới ngân hàng Ajman Bank PJSC tại Dubai thông qua dịch vụ DHL và đã được xác nhận ký nhận thành công bởi nhân viên ngân hàng tại đó. Tuy nhiên, sau đó, bộ chứng từ gốc đã mất và không còn lưu tại Ajman Bank PJSC. Ngân hàng Việt Nam đã liên tục yêu cầu ngân hàng bạn thanh toán, nhưng không nhận được phản hồi.
Nhận thấy sự trì hoãn và chậm chạp từ phía người mua và ngân hàng nước bạn, các doanh nghiệp xuất khẩu đã kiểm tra trên hệ thống hãng tàu và phát hiện rằng cả 4 container hàng đã bị lấy ra khỏi cảng. Khi phát hiện vụ việc, công ty mua hàng đã không liên lạc được và đã đóng cửa tại trụ sở đăng ký.
Theo thông tin từ VINACAS, ngoài trường hợp của Công ty Tín Mai, còn ít nhất 2 doanh nghiệp trong ngành tiêu và cây gia vị gặp tình trạng tương tự với cùng một khách hàng và ngân hàng nói trên.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã báo cáo vụ việc lên các cơ quan liên quan của UAE, gửi công hàm đi các cơ quan chức năng của UAE gồm Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Trung ương, Cảnh sát Dubai và Ngân hàng Ajman Bank. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa nhận được phản hồi và thông báo về việc giải quyết sự việc.
Để ngăn chặn tình trạng tiếp tục mất hàng, Hiệp hội đề nghị các cơ quan UAE hỗ trợ giữ lại lô hàng hoa hồi và không cho lấy hàng ra khỏi cảng vào ngày 26/7. Ngoài ra, yêu cầu cảnh sát Dubai tiến hành điều tra và bắt giữ người mua, đồng thời giúp thu hồi số tiền hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp hội cũng yêu cầu ngân hàng Ajman Bank PJSC chịu trách nhiệm liên đới trong vụ lừa đảo này.
Đại diện VINACAS khuyến cáo, nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp bị lừa là do quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Do các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn bởi tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng nên khi có đơn hàng là mong muốn bán được hàng, nhất là vào thời điểm thị trường có ít giao dịch. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập, thận trọng.
Sự việc nguy cơ tái diễn tình trạng lừa đảo ngày càng phức tạp, có tính chất quốc tế và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng Việt Nam. VINACAS đề nghị các doanh nghiệp hết sức cẩn trọng khi giao dịch với các khách hàng Dubai và hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ cơ quan UAE để giải quyết tình huống này một cách công bằng và minh bạch.