MobiFone là nhà mạng thứ 3 tại Việt Nam sở hữu băng tần 5G
Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt đang hoàn thiện các thủ tục để bàn giao hồ sơ cuộc đấu giá cho Bộ TT&TT phê duyệt và công bố theo quy định.
Toàn cảnh buổi đấu giá lại khối băng tần C3. Ảnh: Mic
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định việc tổ chức cuộc đấu giá lại quyền sử dụng tần số đối với băng tần 3800-3900 MHz (khối băng tần C3) là bước đi quan trọng nhằm đưa băng tần vào khai thác một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu có từ 03 – 04 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động băng rộng 5G.
XEM THÊM: Đấu giá lại tần số 3800-3900 MHz cho 5G: Mobifone có 'quyết đấu'?
Bên cạnh đó, việc hoàn thành cuộc đấu giá băng tần lần này còn có ý nghĩa to lớn, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Khối băng tần còn lại được đấu giá thành công cho mạng 5G mang một ý nghĩa to lớn về thúc đẩy sự chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng mục tiêu, Việt Nam có đủ 3 nhà mạng "Kiềng 3 chân" cung cấp dịch vụ 5G.
Với lợi thế khối băng tần 3800-3900 MHz cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất trong 3 khối băng tần mà Bộ TT&TT đã thực hiện đấu giá, đây sẽ là cơ sở để MobiFone đẩy nhanh thương mại hóa dịch vụ 5G trên phạm vi toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng dụng thời gian thực như thực tế ảo (AR), thực tế tăng cường (VR) và Internet vạn vật (IoT) trong công nghiệp của MobiFone.
Chia sẻ sau buổi đấu giá thành công, đại diện MobiFone cho biết, MobiFone sẽ triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với các nhà mạng có băng tần 5G phù hợp. Việc hợp tác này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực của các nhà mạng mà còn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với dịch vụ 5G.