Những con số thú vị về điện toán đám mây mà có thể bạn chưa biết
Một vài con số thú vị dưới đây có thể giúp doanh nghiệp thấy rằng thị trường này lớn như thế nào và tiềm năng phát triển của nó trong tương lai ra sao.
552,3 tỉ USD là quy mô mà thị trường điện toán đám mây được định giá vào năm 2021 và con số này dự kiến tăng lên 15,2% trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2026. Dự kiến, năm 2023, quy mô thị trường này sẽ đạt 1.119,5 tỷ USD.
Cũng theo Gartner, trong năm 2022 vừa qua, chi tiêu của người dùng cuối trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây công cộng là 490,3 tỷ USD. Dự báo con số này trong năm 2023 sẽ tăng thêm 20,7%, đạt mức 591,8 tỷ USD.
Không chỉ gia tăng theo cấp số nhân, số liệu của Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDC) cũng cho biết riêng quý 3 năm 2022 vừa qua, chi tiêu cho các sản phẩm cơ sở hạ tầng lưu trữ và điện toán để triển khai đám mây (bao gồm cả môi trường CNTT chuyên dụng và chia sẻ), đã tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt con số 23,9 tỷ USD.
Thống kê từ các cơ quan liên quan cũng cho thấy, các trung tâm dữ liệu đám mây xử lý 94% tổng khối lượng công việc vào năm 2021. Điều này cho thấy rằng các trung tâm dữ liệu phi đám mây đang và sẽ sớm bị thay thế bởi các trung tâm dữ liệu đám mây. Trong đó, có đến 92% các tổ chức đều có chiến lược Multi-Cloud. Như vậy, chiến lược đa đám mây xoay quanh việc sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây trong nước cũng như nước ngoài đang tiếp tục gia tăng. Giải pháp này không chỉ giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển sang một bản sao lưu khác đang hoạt động nếu một trong số các dịch vụ không khả dụng vì bất kỳ lý do gì.
Có đến 48% doanh nghiệp cho biết họ lưu trữ dữ liệu bí mật bằng công nghệ đám mây. Các tổ chức này đặt niềm tin cao vào điện toán đám mây nói chung, bao gồm cả dữ liệu được mã hóa và dữ liệu “thông thường”.
Dự tính đến năm 2025, sẽ có hơn 100 zettabyte dữ liệu được lưu trữ trên đám mây (một zettabyte là một tỷ terabyte hoặc một nghìn tỷ gigabyte). Cũng trong năm 2025, tổng dung lượng lưu trữ dữ liệu toàn cầu được dự đoán là sẽ vượt quá 200 zettabyte, nghĩa là khoảng một nửa trong số đó sẽ được lưu trữ trên đám mây. Con số này vào năm 2015 mới chỉ đạt 25%.
Ở thời điểm hiện tại, bảo mật đám mây là mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp, nên không có gì ngạc nhiên khi 75% doanh nghiệp cho rằng các vấn đề bảo mật trên đám mây là mối quan tâm hàng đầu. Trong số 33% số người được hỏi cực kỳ quan tâm, 42% rất quan tâm, và chỉ có 25% không quan tâm hoặc quan tâm ở mức vừa phải.
Cũng theo các chuyên gia an ninh mạng, điều mà doanh nghiệp quan tâm nhất đối với bảo mật đám mây là cấu hình sai cơ sở hạ tầng đám mây (68%); truy cập trái phép (58%); API không an toàn (52%); chiếm đoạt tài khoản, dịch vụ hoặc lưu lượng truy cập (50%) và chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài (43%).
Một thực tế cho thấy, phần lớn các vi phạm dữ liệu đám mây lại do con người gây ra, trong khi hầu hết chúng ta lại nghĩ rằng tin tặc là điểm yếu của cơ sở hạ tầng CNTT đám mây. Trong khi đó, sai lầm của nhân viên trong doanh nghiệp chiếm 88% các trường hợp chứ không phải nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
VNPT Cloud là một trong những giải pháp điện toán đám mây “make in Vietnam” đầu tiên mang đến cho doanh nghiệp bộ giải pháp hoàn chỉnh với các công cụ tốt nhất để quản lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu. Với các gói cước VNPT Cloud được thiết kế riêng biệt, theo tài nguyên, nhu cầu và thời gian sử dụng của từng doanh nghiệp mà VNPT Cloud có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 30% chi phí kinh doanh. Việc xây dựng và lựa chọn kiến trúc đám mây cũng như gói cước phù hợp theo từng giai đoạn, từng loại hình doanh nghiệp sẽ là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.