Với những khoảng cách khó có thể lấp đầy giữa các thành viên trong xã hội Bỉ đã khiến cho quá trình số hoá các dịch vụ có thể khiến gần 50% người dân ở quốc gia này không thể tiếp cận dịch vụ kỹ thuật số để thực hiện các quyền công dân cơ bản.
Theo kết quả khảo sát từ Quỹ Fondation Boudoin cho biết gần 50% người Bỉ trong tình trạng dễ bị tổn thương kỹ thuật số. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ số hóa của xã hội, khiến nhiều người lạc lõng trước những thay đổi nhanh chóng này. Do đó, UNIA và tổ chức Đấu tranh chống đói nghèo kêu gọi hành động cụ thể để giúp đỡ những người không tiếp cận được dịch vụ kỹ thuật số.
Cụ thể, người khuyết tật, người già, người mù chữ hoặc không biết chữ vẫn cần được hỗ trợ trực tiếp thay vì làm dịch vụ trực tuyến. Ngoài ra, có những chi phí phát sinh khi người dân không biết sử dụng các thiết bị, dịch vụ công nghệ số.
Cô Cécilia Locmant, nhân viên truyền thông của tổ chức phi lợi nhuận xóa mù chữ Read and Write cho biết, tại bưu điện, nếu bạn không biết cách sử dụng thiết bị ngân hàng tự phục vụ của họ, bạn sẽ phải trả thêm 3 đến 4 euro.
Việc không thể sử dụng dịch vụ kỹ thuật số khiến cho gần nửa công dân Bỉ không thể thực hiện các quyên cơ bản công dân.
Tình huống này cũng xảy ra khi mua vé trên tàu thay vì mua tại máy bán vé hay ở phòng vé. Hoặc như thuê bao điện thoại, giao dịch qua Internet có chi phí hấp dẫn hơn so với tại cửa hàng.
Ông Henk Van Hooteghem, điều phối viên của tổ chức Đấu tranh chống đói nghèo khẳng định, những người dân trong tình trạng bấp bênh phải chịu đựng nhiều nhất từ khoảng cách kỹ thuật số.
Ông cho biết gần 1/5 gia đình sống trong cảnh nghèo đói không có quyền truy cập internet (so với 8% trong tổng dân số). Bên cạnh các lựa chọn thay thế cho kỹ thuật số, UNIA đề xuất đảm bảo khả năng tiếp cận các công nghệ mới dễ dàng hơn.
Trong khi đó, cô Mélanie Joseph, một nhân viên của tổ chức Đấu tranh chống đói nghèo khẳng định việc truy cập kết nối Internet cũng là một lợi ích thiết yếu. Chi phí cho thiết bị máy tính hoặc phí kết nối cũng là rào cản đối với các hộ gia đình bấp bênh nhất.
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất về khoảng cách kỹ thuật số là tỷ lệ người sử dụng thẻ trong chiến dịch mang tên "Xin chào nước Bỉ" của Công ty Đường sắt quốc gia (SNCB).
Thẻ 10 chuyến đi bằng tàu hỏa được phát miễn phí trong thời kỳ khủng hoảng y tế. Người nhận phải nhập mã số định danh vào một biểu mẫu trực tuyến. Qua quan sát dữ liệu kinh tế xã hội của những người đăng ký, có thể thấy các ứng dụng kỹ thuật số đã cản trở một số người, đặc biệt là những người có thu nhập hoặc trình độ học vấn thấp hơn.
Ông Patrick Charlier, Giám đốc của UNIA, đánh giá một thiết bị phù hợp với những nhóm dễ bị tổn thương nhất sẽ luôn phù hợp với toàn xã hội. Hiện tại, UNIA xây dựng một trang web hoặc một biểu mẫu trực tuyến, sau đó tìm cách sắp xếp để những người dễ bị tổn thương có thể truy cập được.
Theo UNIA, giải pháp cho vấn đề này đều đã được tìm thấy. UNIA đang kêu gọi sự tham gia sớm hơn của những người dễ bị tổn thương để xác định thực tế và những khó khăn hàng ngày của họ. Tổ chức này cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay là có thể đưa tất cả những yêu cầu về vấn đề số hóa vào các thỏa thuận của chính phủ vào năm 2024.