Sự trở về của thế hệ Gen Z

Sự trở về của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z giàu có của Trung Quốc trở về nước đã trở thành xu hướng mới được ghi nhận. Theo đó, giới trẻ Trung Quốc ngày càng có ý định quay trở lại đại lục, tránh xin những công việc cũng như quyền công dân tại nước ngoài, thứ mà họ từng muốn như trước đây.

 

Sự trở về của thế hệ Gen Z giàu có Trung Quốc ra sao

Ngày nay, Diễn đàn Trung Quốc tại Đại học Harvard đã vắng bóng các doanh nhân nổi tiếng như Jack Ma của Alibaba Group Holding Ltd., Lei Jun của Xiaomi Corp., Stephen Schwarzman của Blackstone Inc. cho tới Ray Dalio của Bridgewater Associates như trước đây. Căng thẳng Mỹ - Trung đã làm mờ đi những mối kết nối này, thậm chí cả những người giàu nhất thế giới cũng đang gặp khó khăn trong việc gắn kết hai bên lại với nhau.

Trong thực trạng này, nhiều thành viên ban tổ chức diễn đàn, như Zhang - con gái của một nhà sáng lập doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Trung Quốc, đang quay trở lại quê hương. Sau nhiều năm sống ở Mỹ, Zhang cảm thấy rằng cô có nhiều đóng góp hơn cho đất nước của mình. Theo cô, hiểu rõ về xã hội, kinh tế và chính phủ Trung Quốc là điều cần thiết đối với thế hệ của cô, đặc biệt với những người có mối liên hệ với Trung Quốc.

Tuy Zhang không phải là trường hợp duy nhất, những người trẻ sống trong gia đình giàu có và có mối quan hệ rộng thường có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, hiện tại, nhiều người đang chọn quay lại Trung Quốc với mạng lưới an toàn và các nguồn lực kinh tế sẵn có.

Thế hệ Gen Z của Trung Quốc, sinh ra trong thời  mối quan hệ căng thẳng Mỹ - Trung và một thế giới đang trải qua những biến đổi sâu sắc, đang đứng trước những quyết định quan trọng. Những người trẻ này không chỉ đối mặt với khó khăn khi ở Trung Quốc, mà còn cả những rủi ro và thách thức khi chọn lựa con đường phát triển kinh doanh của mình tại châu Á.

Marshall Jen, cố vấn cấp cao của công ty tư vấn kinh doanh gia đình G. Li & Co., nhấn mạnh: "Thế hệ Gen Z hiểu được khó khăn khi ở Trung Quốc, nhưng họ cảm thấy sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu họ cố gắng phát triển hoạt động kinh doanh của mình ở châu Á. Họ cũng không muốn đến châu Âu hay Bắc Mỹ".

Theo Mạng Thông tin An sinh Xã hội và Nhân sự Trung Quốc, vào năm 2022, số sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp ở nước ngoài hồi hương đã tăng 8.6% so với một năm trước. Mặc dù số lượng người Trung Quốc du học ở nước ngoài ngày càng tăng, song hiện nay cũng có nhiều người chọn về nước. Tỷ lệ người trở về so với số người đăng ký học tại các trường đại học ở nước ngoài đã tăng từ 23% vào đầu thế kỷ này lên 82% vào năm 2019, thời điểm có hơn 580,000 sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài hồi hương.