Hé lộ cổ đông chi phối VNPAY: Nắm 99,99% vốn và sở hữu quyền lực tài chính khổng lồ
VNPAY tham gia thị trường chữ ký số CĐS mở ra cơ hội mới cho thanh toán B2B tại Việt Nam Visa và VNPAY tăng cường hợp tác, thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc bằng VNPAY SoftPOS |
![]() |
Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) được biết đến là fintech lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử ở Việt Nam. |
Theo dữ liệu từ hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia, VNPAY hiện do Công ty cổ phần Tập đoàn Cuộc sống Việt (VNLife) nắm giữ tới 99,99% vốn điều lệ, tương đương 3.568 tỉ đồng, một mức sở hữu gần như tuyệt đối. Đây là bước chuyển đáng chú ý đối với một doanh nghiệp từng có ba cổ đông sáng lập là ông Lê Tánh (5%), ông Trần Trí Mạnh (28,15%) và ông Trần Văn Kỳ (21,67%).
Được thành lập từ năm 2007, VNPAY nhanh chóng nổi lên như một "ông lớn" trong lĩnh vực trung gian thanh toán, là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cho phép triển khai ví điện tử từ năm 2009. Đến năm 2015, công ty chính thức được cấp phép hoạt động trung gian thanh toán và hiện đang hợp tác với khoảng 40 ngân hàng, 5 nhà mạng lớn và hơn 350.000 doanh nghiệp trên toàn quốc. Từ vốn điều lệ chỉ 100 tỉ đồng ban đầu, VNPAY đã tăng trưởng gần 36 lần sau hơn một thập kỷ phát triển.
Tuy nhiên, sự chú ý gần đây không chỉ đến từ hoạt động kinh doanh. Tên tuổi VNPAY liên tục được nhắc tới trên truyền thông sau một số tranh cãi liên quan đến buổi tổng duyệt trình diễn drone nghệ thuật, khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về cấu trúc sở hữu và “quyền lực ngầm” phía sau công ty.
Câu trả lời dường như đã được giải mã khi VNLife, một cái tên khá kín tiếng lộ diện là cổ đông chi phối tuyệt đối VNPAY. Được thành lập vào tháng 12-2018, VNLife đặt trụ sở cùng tòa nhà với VNPAY, chỉ khác tầng. Công ty này có vốn điều lệ đăng ký gần 225 tỉ đồng và do ông Trần Trí Mạnh, Chủ tịch HĐQT cùng ông Mai Thanh Binh, Tổng giám đốc mang quốc tịch Singapore là đại diện pháp luật.
Dù không xuất hiện nhiều trước công chúng, VNLife lại là cái tên nổi bật trong giới đầu tư mạo hiểm quốc tế. Doanh nghiệp này từng gọi vốn thành công hơn 250 triệu USD ở vòng Series B, dẫn dắt bởi hai quỹ lớn General Atlantic và Dragoneer Investment. Loạt "ông lớn" khác như PayPal Ventures, EDBI, GIC và cả SoftBank Vision Fund 1 cũng tham gia, cho thấy sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư toàn cầu đối với hệ sinh thái do VNLife kiến tạo.
Về hoạt động kinh doanh, VNPAY vẫn giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam. Tuy vậy, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ doanh thu hơn 20%/năm từ 2020-2022, năm 2023 đã ghi nhận sự chững lại, chỉ tăng 4%. Dù vậy, tổng doanh thu của VNPAY năm qua vẫn vượt 30.000 tỉ đồng, một con số ấn tượng vượt xa nhiều đối thủ trong ngành.
Sự vươn lên của VNPAY và cú "áp đảo" gần như tuyệt đối của VNLife trong cơ cấu sở hữu cho thấy xu hướng tái cấu trúc các doanh nghiệp công nghệ tài chính tại Việt Nam, trong đó các công ty mẹ đóng vai trò trung tâm đầu tư, gom quyền lực tài chính và tiếp cận vốn quốc tế. Đồng thời, câu chuyện cũng đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược phát triển tiếp theo của VNPAY, liệu sẽ bứt phá ra khu vực, hay củng cố vị thế tại thị trường nội địa đang ngày càng cạnh tranh gay gắt?
VNPAY bị chỉ trích vì xuất hiện dày đặc trong đêm tổng duyệt kỷ lục 10.500 drone Ngay ở màn mở đầu phần trình diễn, hình ảnh thương hiệu và các dịch vụ của VNPAY lần lượt xuất hiện khiến nhiều người xem khó chịu. Tối 28-4, TP HCM đã có buổi tổng duyệt trình diễn 10.500 drone tại bến Bạch Đằng (quận 1). Màn trình diễn này xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượng thiết bị bay không người lái (drone) biểu diễn nhiều nhất trong cùng một thời điểm. Buổi tổng duyệt đã thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi. Đáng chú ý, ngay ở màn mở đầu, hình ảnh thương hiệu và các dịch vụ của Công ty CP Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) lần lượt xuất hiện, được sắp xếp bởi các drone, gây ra những ý kiến trái chiều. Không ít người tỏ ra bức xúc khi thương hiệu VNPAY xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, làm mất khá nhiều thời gian và phần nào ảnh hưởng đến trải nghiệm chiêm ngưỡng các tiết mục nghệ thuật của chương trình. |
Có thể bạn quan tâm


ABBANK lãi lớn quý 1/2025 nhờ chuyển đổi số và kiểm soát nợ hiệu quả
Doanh nghiệp số
LG Goldstar Refreshment Center: góc nhìn di sản và điểm đến mang đậm tính kết nối
Kết nối sáng tạo
FPT tăng cường đảm bảo chất lượng internet trong dịp Đại lễ
Cuộc sống số