IDC: Doanh số máy tính bảng giảm nhẹ trong năm 2022, Chromebook lao dốc
Thị trường máy tính bảng đã tăng trưởng liên tục trong hai năm qua, nhưng giờ nó đã chững lại. Bất chấp sự sụt giảm, doanh số máy tính bảng vẫn cao hơn mức trước đại dịch. Mặt khác, các lô hàng Chromebook đã giảm đáng kể trong quý 4 năm ngoái.
Cụ thể, các lô hàng Chromebook đã giảm 24.3% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ 3.6 triệu chiếc được bán ra. Cả năm 2022, doanh số Chromebook giảm 48% sau khi đạt mức tăng trưởng 180.5% vào năm 2021.
Apple và Samsung tiếp tục dẫn đầu thị trường máy tính bảng. Trong đó, thị phần của Apple tăng 10% trong Q4/2022 nhờ ra mắt một số sản phẩm mới. Việc Samsung tập trung vào dòng máy tính bảng cao cấp của mình cũng giúp hãng tăng trưởng về mặt doanh số. Mặt khác, Amazon có một quý kinh doanh không mấy thuận lợi do nhu cầu thấp.
Huawei và Lenovo đồng hạng ở vị trí thứ tư. Trong đó Huawei đạt mức tăng trưởng doanh số tablet màn hình lớn tại Trung Quốc, còn doanh số của Lenovo lại bị suy giảm. Nhà phân tích Anuroopa Nataraj của IDC tuyên bố rằng các nhà cung cấp sẽ cần phải suy nghĩ lại về danh mục sản phẩm của họ để phục vụ người tiêu dùng, giáo dục và doanh nghiệp để thúc đẩy nhu cầu và theo kịp sự thay đổi của thị trường.
Nhu cầu điện thoại, laptop giảm mạnh cùng với túi tiền ngày càng “teo tóp” của người dân đang giáng đòn nặng nề vào các ông lớn trong ngành thiết bị di động tại Việt Nam.
Quý 4/2022, Công ty chuyên phân phối điện thoại, laptop Petrosetco (HOSE: PET) chứng kiến lãi ròng bốc hơi 99.5% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 500 triệu đồng, với doanh thu thuần giảm gần 20%. Công ty con trực thuộc Petrosetco là PSD cũng cùng cảnh ngộ với lãi ròng sụt 76%. Một công ty khác trong mảng phân phối thiết bị ICT là Digiworld cũng giảm lãi 52%. Với Digiworld, doanh thu từ mảng điện thoại di động giảm 50% so với cùng kỳ trong quý 4.
Hai đại gia trong ngành bán lẻ thiết bị di động, laptop là FPT Retail (HOSE: FRT) và Thế giới Di Động (HOSE: MWG) cũng ghi nhận lãi ròng giảm tương ứng 71.6% và 60.4%.
Kết quả kinh doanh quý 4 của các ông lớn kinh doanh thiết bị di động - đơn vị tỉ đồng.
Điểm chung của những công ty này là doanh thu thuần giảm mạnh (trừ FRT do phần đóng góp của Long Châu tăng mạnh), khi nhu cầu thiết bị di động không còn mạnh mẽ như quý 4/2021 - giai đoạn dịch COVID-19 vẫn còn hoành hành.
Ngoài ra, các công ty trong ngành còn phải gánh phần chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng mạnh so với cùng kỳ. Phần chi phí tài chính tăng mạnh có thể đến từ chi phí lãi vay và cả lỗ chênh lệch tỷ giá.
Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu và tư vấn IDC, doanh số bán điện thoại di động đang có quý tệ nhất trong 1 thập niên. Giám đốc nghiên cứu IDC, bà Nabila Popal, cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy các lô hàng điện thoại thông minh trong quý nghỉ lễ lại thấp đến vậy”.
"Trong khi nhu cầu ở phân khúc thấp và trung cấp giảm mạnh trong những quý trước, phân khúc cao cấp mới chứng kiến sự suy giảm trong quý 4", nhà phân tích Runar Bjørhovde cho biết. Ông Bjørhovde chỉ ra, thị trường điện thoại thông minh trong quý 4/2022 trái ngược hoàn toàn so với một năm trước, thời điểm nhu cầu tăng và nguồn cung được đảm bảo.
Riêng về mặt hàng của Apple, khó khăn còn do sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong quý 4/2022, sản phẩm iPhone được kỳ vọng đóng góp phần lớn vào doanh thu mảng điện thoại di động, nhưng chính sách Zero-COVID ở Trung Quốc đã khiến thị trường bị mất một phần nguồn cung iPhone. Điều này đã khiến doanh thu về sản phẩm của Apple không đạt kỳ vọng của các công ty trong ngành.
Amber Liu, Chuyên viên phân tích tại Canalys, nhận định: “2023 sẽ là một năm khó khăn với thị trường điện thoại thông minh khi xu hướng kinh tế vĩ mô gần đây cho thấy rủi ro suy thoái toàn cầu ngày càng tăng. Con đường hồi phục của thị trường điện thoại thông minh đang bị che mờ bởi hàng loạt bất ổn”.
Nhìn sang năm 2023, các chuyên viên phân tích tại CTCK Rồng Việt cho rằng, sự chững lại ngắn hạn của chi tiêu trong nước sẽ đi cùng với suy thoái kinh tế vào năm 2023.
“Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân sách hộ gia đình bị thu hẹp có thể gây áp lực lên nhu cầu tiêu dùng”, các chuyên viên phân tích Rồng Việt cho biết. “Các sản phẩm không thiết yếu ở phân khúc trung cấp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ vốn được hưởng lợi từ nhu cầu bị dồn nén, có thể bị suy giảm tiêu thụ nặng nề nhất năm 2023”.