Thời gian gần đây, tình trạng rất đông người dân đến bộ phận "một cửa" của Sở Tư pháp TP. Hà Nội để thực hiện nộp hồ sơ lý lịch tư pháp, phải xếp hàng và chờ đợi rất lâu, gây khó khăn và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Trong bài viết này, tạp chí Điện tử và Ứng dụng hướng dẫn các bước và yêu cầu hồ sơ đầy đủ khi làm lý lịch tư pháp trực tiếp, nhằm giảm bớt thời gian di chuyển và thời gian chờ đợi.
Nhiều người chờ gần một ngày mới tới lượt
Khoản 1 Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 đưa ra định nghĩa rõ ràng về lý lịch tư pháp. Theo đó:
“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp, phân biệt với nhau rõ ràng dựa theo nội dung thể hiện trên phiếu đó, cụ thể:
Theo quy định của Luật lý lịch tư pháp, quản lý lý lịch tư pháp nhằm hướng đến bốn mục đích cơ bản sau đây:
Một là, đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Hai là, ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
Ba là, hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
Bốn là, hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu Lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định cụ thể như sau:
(i) Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của mình.
(ii) Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
(iii) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Có 3 cách làm Lý lịch tư pháp, bao gồm:
Trong bài viết này, tạp chí Điện tử và Ứng dụng sẽ hướng dẫn thủ tục xin lý lịch tư pháp trực tiếp, tức là trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp.
Thủ tục cấp lý lịch tư pháp theo cách này bao gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Thông tin thêm cho bạn:
Sở Tư pháp đã triển khai thực hiện việc tiếp nhận cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến toàn trình trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch vụ công thành phố từ ngày 6/2/2023. Người dân có thể truy cập tài liệu hướng dẫn đăng ký LLTP để hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện.