Tọa đàm về lưu trữ học và chuyển đổi số ở Việt Nam
Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ Hộp Ký ức 4.0: Lan tỏa thông điệp về bảo vệ di sản, lịch sử Công bố 150 tài liệu lưu trữ quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam |
“Lưu trữ học và chuyển đổi số ở Việt Nam: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn trong thế kỷ 21” (Archival Science and the Digital Transformation in Vietnam: Legal and Practical Issues for the 21st Century) do Nhà xuất bản Nomos (Cộng hoà Liên bang Đức) phát hành. Các bài viết trong cuốn sách phần lớn là sản phẩm khoa học của các cán bộ giảng viên, nghiên cứu sinh thuộc Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
![]() |
GS.TS Lại Quốc Khánh phát biểu tại tọa đàm |
Tham dự buổi tọa đàm có đại diện các cơ quan Lưu trữ từ trung ương đến địa phương: Phòng Bảo mật Lưu trữ - Văn phòng Bộ Quốc phòng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam, Trung tâm Khoa học Hành chính và Văn thư - Lưu trữ, Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Nam Định, Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng - Học viện Hành chính và Quản trị công,... cùng các giảng viên, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên quan tâm.
![]() |
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Phát biểu mở đầu tọa đàm, GS.TS Lại Quốc Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV đã nhiệt liệt biểu dương tinh thần học thuật của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, đồng thời nhấn mạnh vai trò tiên phong của Khoa trong việc hội nhập quốc tế, đổi mới nội dung nghiên cứu cùng sự chuyển mình của ngành Lưu trữ trong thời đại số và khẳng định rằng Nhà trường sẽ luôn đồng hành với các nghiên cứu của Khoa.
Tại buổi tọa đàm, Giáo sư Detlef Briesen - đồng biên tập cuốn sách, đại diện Nhà xuất bản Nomos chia sẻ về quá trình hình thành và giá trị học thuật tầm quốc tế của ấn phẩm. GS khẳng định, cuốn sách là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ và năng lực nghiên cứu của các học giả Việt Nam, đặc biệt trong việc tiếp cận các vấn đề lưu trữ hiện đại dưới góc nhìn liên ngành và trong bối cảnh chuyển đổi số.
“Việt Nam đang góp tiếng nói rất riêng vào bản đồ khoa học lưu trữ toàn cầu”, Giáo sư Detlef Briesen khẳng định.
![]() |
Các đại biểu tham dự tọa đàm ra mắt sách quốc tế |
“Lưu trữ học và chuyển đổi số ở Việt Nam: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn trong thế kỷ 21” là kết tinh của hơn một năm hợp tác nghiên cứu, phản ánh sâu sắc sự dịch chuyển từ lưu trữ truyền thống sang lưu trữ số, với các chủ đề từ ứng dụng công nghệ số, quản trị rủi ro, tiếp cận thông tin - tri thức đến lưu trữ truyền miệng và vai trò mạng xã hội. Công trình này cho thấy sự chủ động của Khoa trong việc nắm bắt và xử lý những vấn đề mới, phức tạp của lĩnh vực lưu trữ học hiện đại, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong và vị thế trung tâm trong nghiên cứu lưu trữ học tại Việt Nam.
Kết thúc buổi tọa đàm, ban tổ chức đã trao tặng sách cho các đại biểu, cơ quan tổ chức, thể hiện tinh thần chia sẻ tri thức, lan tỏa giá trị học thuật và thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu lưu trữ hiện đại. Buổi tọa đàm không chỉ là dịp ra mắt một ấn phẩm mà còn mở ra một hành trình mới cho khoa học lưu trữ Việt Nam trong thời đại số - chuyển đổi, hội nhập và bứt phá.
Có thể bạn quan tâm


Quản trị khủng hoảng truyền thông trong giáo dục thời đại số
Chuyển động số
Bà Nguyễn Thị Thu Hoài được bổ nhiệm làm Tổng biên tập Báo Hưng Yên sau sáp nhập
Cuộc sống số
Cần trao quyền tự chủ cao hơn cho các tổ chức nghiên cứu
Nhân lực số