Nhiều quốc gia thiết lập luật và quy định về chó dữ để kiểm soát và giảm nguy cơ tấn công. Những quy định này thường quy định về việc đăng ký, giám sát, nuôi dưỡng và huấn luyện chó. Một số quốc gia có thể áp đặt hạn chế đối với việc nuôi những giống chó được coi là nguy hiểm. Mới đây, Cục chăn nuôi cũng đã có những thông tin tich cực xung quanh vấn đề này.
Một số quốc gia và địa phương trên thế giới đã đặt ra quy định chặt chẽ về chó Pitbull dựa trên các yếu tố như nguy cơ tấn công và an toàn công cộng. Dưới đây là một số ví dụ về các biện pháp quản lý chó pitbull ở một số quốc gia và địa phương:
Anh: Luật Dangerous Dogs Act 1991 quy định việc cấm và kiểm soát những giống chó nguy hiểm, bao gồm chó pitbull. Chủ nuôi chó pitbull phải đăng ký chó, mua bảo hiểm trách nhiệm công cộng và tuân thủ các yêu cầu về giữ chó an toàn.
Úc: Các tiểu bang của Úc có các quy định khác nhau về chó pitbull. Ví dụ, bang Queensland áp đặt cấm đối với việc nuôi chó pitbull mà không có giấy phép đặc biệt.
Canada: Các quy định về chó pitbull khác nhau tùy thuộc vào tỉnh hoặc đô thị. Ví dụ, tỉnh Ontario cấm nuôi chó pitbull hoàn toàn và đã áp đặt lệnh giới nghiêm cho chó pitbull hiện có.
Mỹ: Các thành phố và tiểu bang ở Mỹ có quy định riêng về chó pitbull. Một số địa phương áp đặt cấm hoặc hạn chế nuôi chó pitbull, trong khi những nơi khác yêu cầu chủ nuôi tuân thủ các yêu cầu như đăng ký, giám sát và bảo hiểm.
Pháp: Pháp có các biện pháp quản lý chó pitbull, bao gồm yêu cầu đăng ký, bảo hiểm và chứng chỉ huấn luyện cho chó.
Tây Ban Nha: Một số đô thị tại Tây Ban Nha áp đặt các hạn chế đối với chó pitbull, yêu cầu đăng ký, giám sát và bảo hiểm.
Tại Việt Nam, tình trạng chó pitbull cắn chết người đang diễn ra ngày một nhiều, dẫn tới những lo lắng của người dân mỗi khi ra đường hoặc lại gần loài vật này.
Trao đổi với Phóng viên sáng 22-5, ông Dương Tất Thắng - cục trưởng Cục Chăn nuôi - cho biết trước mỗi sự việc chó dữ như pitbull cắn chết người như ở Bình Dương, Thanh Hóa,... là người phụ trách ngành chăn nuôi ông cảm thấy rất đau lòng.
"Việc cấm và quản lý chặt nuôi chó, mèo là việc rất đáng làm khi gây ảnh hưởng tới xã hội. Cục Chăn nuôi đang xây dựng một nghị định, thông tư quản lý động vật khác, trong đó có chó, mèo.
Cục Chăn nuôi sẽ xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan đơn vị để đưa vào quản lý đối với chó dữ, động vật có thể gây nguy hiểm" - ông Thắng nói và cho biết đơn vị sẽ căn cứ vào các văn bản quy định của pháp luật, dựa vào cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và thông lệ quốc tế để làm sao đưa ra biện pháp quản lý nuôi chó dữ nhằm giảm thiểu thiệt hại đáng tiếc cho người dân, cộng đồng.
Trước đó, tại cuộc họp báo của ngành nông nghiệp diễn ra ngày 21-5, ông Dương Tất Thắng cũng cho biết Luật Chăn nuôi và Luật Thú y có những quy định quản lý chặt chẽ về nuôi chó, mèo.
Theo quy định của pháp luật, người dân nuôi chó, mèo nói chung và chó pitbull nói riêng phải khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng dại theo quy định. Khi dắt chó ra ngoài đường phải có biện pháp phòng hộ như đeo rọ mõm, có người quản lý chó và khi để chó cắn người, chủ nuôi phải đền bù theo quy định.
"Theo chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay Cục Chăn nuôi đang xây dựng một thông tư quản lý động vật khác, trong đó có chó mèo. Dự kiến sẽ ban hành trong khoảng cuối năm 2023 hoặc đầu 2024" - ông Thắng nói.
Tại Việt Nam cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp chó pitbull cắn người và hậu quả để lại thường rất nặng nề, nhiều người đã chết hoặc bị thương tích nặng.
Gần đây nhất, ngày 17-5, tại Bình Dương, con gái cụ V. (82 tuổi) cho chó pitbull gia đình nuôi trong lồng sắt ra ngoài sân để cho ăn.
Cụ V. ngồi trong nhà nói lớn tiếng vọng ra ngoài khiến con chó pitbull giật mình, lao vào trong nhà cắn cụ V. tử vong trước sự chứng kiến đầy bất lực của con gái. Việc chó pitbull tấn công chủ không phải lần đầu xảy ra.
Hồi tháng 8 năm ngoái, bà D. (64 tuổi, ở Thanh Hóa) đem thức ăn cho con chó pitbull của gia đình nuôi.
Trong lúc cho ăn, bà D. vô tình đá đổ bát cơm, con chó lập tức tấn công bà D. trọng thương và tử vong sau đó.
Sau những sự việc này, rất nhiều bạn đọc, chuyên gia đều đề nghị Việt Nam cấm nuôi chó dữ. Nếu không cấm thì có xem xét đưa vào dạng quản lý, kiểm soát đặc biệt.