Tăng lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội: Kịp thời và đúng lúc
Nghị quyết nêu rõ, chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong năm 2023. Từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng; tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Từ ngày 1/1/2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.
Ngoài ra, tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định.
Trong giai đoạn 2023 - 2025, cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính tăng thu ngân sách địa phương so với dự toán để dành nguồn cải cách tiền lương như quy định tại Nghị quyết 34/2021/QH15.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện việc điều chỉnh và chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo đúng quy định tại Nghị định số 42/2023/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng.
Ngày 13/7, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có công văn số 2664/LĐTBXH-BHXH gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Văn bản nêu rõ, ngày 29/6/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 42/2023). Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/6/2023 hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, các quy định tại Nghị định và Thông tư được thực hiện từ ngày 1/7/2023.
Công văn cũng nêu rõ, về việc triển khai Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29/6/2023 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương hướng dẫn để thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng ngay sau khi Nghị định số 42/2023/NĐ-CP có hiệu lực; bảo đảm các đối tượng được hưởng chính sách quy định tại Nghị định trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 6/7, việc chi trả theo mức hưởng mới và truy trả phần chênh lệch tăng thêm của tháng 7 và tháng 8/2023 cho người hưởng theo Nghị định số 42/2023/NĐ-CP sẽ được thực hiện tại kỳ chi trả của tháng 9/2023. Chính sách này tác động tới khoảng 3,4 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Tăng lương cơ sở
Tuy chế độ tiền lương mới chưa được áp dụng như thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vẫn sẽ tăng khá cao khi Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương cơ sở trong năm 2023 thực hiện như sau:
Từ 1/1-30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2023: 1,8 triệu đồng/tháng.
Việc tăng lương cơ sở năm 2023 không chỉ giúp tăng thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức mà còn tăng mức hưởng các loại trợ cấp BHXH, mức hưởng lương hưu…
Tăng lương hưu và trợ cấp
Nghị quyết số 69/2022/QH15 nêu rõ: "Tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp".
Đồng thời, Quốc hội cũng quyết nghị: "Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở".
Tăng phụ cấp cho cán bộ y tế
Trước khó khăn của ngành y tế, nhiều cán bộ xin nghỉ việc vì thu nhập không đảm bảo cuộc sống, Quốc hội đã quyết nghị tăng lương cho cán bộ y tế ngay từ ngày 1/1/2023.
Cụ thể, Quốc hội quyết nghị: "Từ ngày 1/1/2023, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị".
Tính thu nhập tăng thêm theo lương cơ sở mới
Theo Nghị quyết số 69/2022/QH15, các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.
Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cũng như Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tập trung vào việc thực hiện nhanh chóng và hiệu quả các điều chỉnh này, nhằm bảo đảm quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng.
Những điều chỉnh này không chỉ đơn thuần là việc tăng thu nhập mà còn phản ánh sự quan tâm của Nhà nước đối với sự phát triển và phát triển bền vững của các ngành công nghiệp quan trọng như y tế và lao động, từ đó tạo ra một tác động tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
Việc tăng lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội mang lại nhiều tác động tích cực đối với xã hội thực tế:
Nâng cao mức sống của người lao động: Tăng lương cơ sở và các trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động có điều kiện sống tốt hơn. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến mức sống và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân.
Khuyến khích động lực lao động: Mức lương hấp dẫn sẽ thúc đẩy người lao động cống hiến hơn trong công việc của mình, đồng thời làm gia tăng sự hài lòng và cam kết của họ đối với công ty và tổ chức.
Hỗ trợ người nghỉ hưu: Việc tăng lương hưu và các trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo cuộc sống ổn định cho người nghỉ hưu và giúp họ duy trì một mức sống an lành.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Tăng lương ngay lập tức sẽ tăng trưởng tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và kích thích nền kinh tế.
Góp phần giảm thiểu nghèo đói: Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm và chi các chính sách an sinh xã hội sẽ hỗ trợ những hộ gia đình khó khăn, đóng góp vào việc giảm thiểu tình trạng nghèo đói.
Tạo động lực cho các lĩnh vực quan trọng: Việc điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở sẽ thúc đẩy phát triển ngành y tế, đồng thời giữ lại nguồn nhân lực quan trọng trong lĩnh vực này.
Góp phần vào sự ổn định xã hội: Mức lương cơ sở ổn định sẽ giúp giảm căng thẳng về tài chính và tạo điều kiện cho sự ổn định xã hội.
Tăng sự tin tưởng vào chính phủ và các cơ quan nhà nước: Việc thực hiện các điều chỉnh này chứng tỏ sự quan tâm và đảm bảo quyền lợi của người dân từ phía chính quyền, từ đó tăng sự tin tưởng và độ tin cậy vào các cơ quan nhà nước.
Có thể nhận định khách quan, việc tăng lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội không chỉ tạo ra những lợi ích cụ thể cho các cá nhân và hộ gia đình mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển và ổn định của xã hội.
Bài học sáng tạo về công tác tổ chức tại Tỉnh Bắc Kạn khi đã đưa ra giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ phát triển.
Doanh nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước, tăng thu cho ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách xã hội…
Hiện nay, nền kinh tế của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, về nông lâm nghiệp, tỉnh Bắc Kạn lại có rất nhiều lợi thế phát triển các sản phẩm có thương hiệu như miến dong Ba Bể và Na Rì, cam, quýt Quang Thuận, hồng không hạt, khoai tàu, bí đao… Do đó, song song với việc thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc thủ của tỉnh, cần phải có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm đầu ra, quảng bá sản phẩm đến với các địa phương khác trong cả nước… Có thể nói đầu tư là biện pháp tích cực nhất để tăng số chỗ làm việc cho người lao động, cần tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Ngoài ra cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là vấn đề đào tạo, đào tạo lại để người lao động chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp trong thị trường lao động.
Đối với người lao động: Tạo điều kiện cho người lao động tham gia được vào thị trường lao động hoặc có cơ hội quay trở lại thị trường lao động. Bảo hiểm thất nghiệp là một trong các biện pháp hỗ trợ này. Bảo hiểm thất nghiệp một mặt hỗ trợ cho người lao động khi họ bị mất việc làm thông qua các trợ cấp thất nghiệp. Mặt khác bảo hiểm thất nghiệp tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động quay trở lại thị trường lao động, thông qua các khóa huấn luyện chuyển nghề, kỹ năng tìm việc làm…
HĐND tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn theo thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện thể chế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, điển hình như Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 71724/QĐ-UBND ngày 29/5/2015 phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển cáchình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 – 2020; Ngày 16/6/2015, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 183/KHUBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong năm 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh.
Trong đó đề ra nhiệm vụ: Tập trung thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh…
Hệ thống văn bản trên, cùng với sự triển khai tích cực của các cấp, các ngành là thuận lợi rất lớn để DN hoạt động và phát triển. DN phát triển, có thu nhập ổn định sẽ góp phần hạn chế được việc nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, làm gia tăng tỷ lệ người lao động tham gia BHXH, BHYT,
BHTN trên địa bàn.
Giải pháp thành lập các tổ chức cơ sở đảng, công đoàn trong DN Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn và Liên đoàn Lao động tỉnh cần phải quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ chức cơ sở Đảng và tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời đôn đốc các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, đảm bảo cho các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chính sách pháp luật nói chung và pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN nói riêng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp.
Theo Nghị định số 42, lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh tăng từ ngày 1-7-2023. Tuy nhiên, trong đợt chi trả lương hưu tháng 7-2023, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH vẫn chưa được nhận mức lương hưu mới, là vì Nghị định số 42 đến ngày 14-8-2023 mới bắt đầu có hiệu lực. Do đó, người thụ hưởng chính sách sẽ nhận được mức lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 8-2023 cùng với mức tiền chênh lệch tăng thêm của tháng 7-2023.