Cần định danh rõ vai trò tạp chí khoa học
Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức vào sáng ngày 23/4 đã ghi nhận nhiều quan điểm sâu sắc về Dự thảo Luật này.
![]() |
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam. Ảnh: HC |
Phát biểu khai mạc Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe tiếng nói từ những người làm báo sau gần 10 năm thực hiện luật hiện hành. Ông cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải điều chỉnh khung pháp lý để phù hợp với thực tiễn mới, nhằm xây dựng một nền báo chí vững mạnh, hiệu quả trong việc truyền thông và phổ biến kiến thức của Liên hiệp Hội.
Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam nhấn mạnh mục tiêu là xây dựng một bộ luật vừa chặt chẽ vừa linh hoạt, vừa bảo vệ được hoạt động báo chí và nhà báo, vừa góp phần xây dựng nền báo chí vững mạnh. Đồng thời, luật mới cần nâng cao hiệu quả truyền thông, phổ biến kiến thức và tạo cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng đến với đời sống.
Khác với báo chí thông tấn, tạp chí khoa học đóng vai trò là nơi phản biện học thuật, công bố nghiên cứu và lan tỏa tri thức chuyên sâu. Bởi vậy, nếu không có khung pháp lý riêng, loại hình này rất dễ bị đánh đồng hoặc quản lý theo cơ chế không phù hợp.
TS. Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh: "Tạp chí khoa học không thể bị xem như báo chí đơn thuần. Chúng cần được luật hóa rõ ràng với các quy định riêng về đội ngũ, nội dung, và cách thức vận hành".
![]() |
TS. Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Liên hiệp Hội Việt Nam. Ảnh: HC |
Ông cũng cho rằng trong bối cảnh chuyển đổi số, các tạp chí khoa học cần được tạo điều kiện phát triển mô hình Open Access, xuất bản song ngữ và tích hợp hệ thống phản biện điện tử để nâng tầm uy tín học thuật và tăng khả năng hội nhập quốc tế.
Trong khi đó, PGS.TS Phạm Bích San, Tạp chí Kinh tế nghe nhìn Việt Nam đặt vấn đề từ chiều sâu xã hội: "Không có một nền khoa học phát triển nếu thiếu đi diễn đàn học thuật độc lập và minh bạch. Nếu tạp chí khoa học bị xem là công cụ phụ trợ thay vì trụ cột truyền thông học thuật, thì cả nền nghiên cứu sẽ thiếu đi nơi khẳng định giá trị và ghi nhận công sức của nhà khoa học".
PGS.TS Phạm Bích San chỉ ra rào cản lớn cho sự phát triển của hệ thống tạp chí khoa học hiện nay:"Ở Việt Nam, cơ sở xã hội và cơ sở kinh tế để vận hành một tạp chí khoa học nghiêm túc còn yếu. Việc không có cơ chế tài chính bền vững, cùng với tình trạng bài báo kém chất lượng loại bỏ bài tốt đang là rào cản lớn cho sự phát triển của hệ thống tạp chí khoa học".
Các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất: Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) cần hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững cho hệ sinh thái báo chí Việt Nam, trong đó tạp chí khoa học cần được nhìn nhận như một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong tổng thể nền báo chí.
![]() Hội đồng Giáo sư nhà nước vừa ban hành Quyết định số 22/QĐ-HĐGSNN ngày 5/7/2023, chấp thuận Danh mục tạp chí khoa học được tính ... |
![]() Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) trong đó bổ sung khái niệm tạp chí để ... |
Trước những khó khăn về nguồn thu suy giảm mà các cơ quan báo chí và đặc biệt là tạp chí khoa học đang gặp ... |
Có thể bạn quan tâm


Khai mạc trưng bày chuyên đề 'Non sông liền một dải' kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Cuộc sống số
Epson International Pano Awards lần thứ 16 chính thức khởi tranh
Cuộc sống số
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B
Cuộc sống số