Cổ phiếu công nghệ giúp Nasdaq Composite và S&P 500 tăng lên mức cao nhất mọi thời đại
Hình minh họa.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/03, chỉ số Nasdaq Composite tiến 1.14% lên 16,274.94 điểm, đạt mức đỉnh mới 16,302.24 điểm trong phiên. Trong phiên trước đó, chỉ số này đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục lần đầu tiên kể từ tháng 11/2021. Chỉ số S&P 500 cộng 0.80% lên 5,137.08 điểm, lần đầu tiên đóng cửa trên ngưỡng 5,100 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 90.99 điểm (tương đương 0.23%) lên 39,087.38 điểm.
Cổ phiếu gã khổng lồ ngành sản xuất con chip Nvidia, vốn đã dẫn đầu đà leo dốc công nghệ khi bứt phá hơn 260% trong 12 tháng qua, vọt thêm 4% vào ngày thứ Sáu. Cổ phiếu Meta cũng tăng hơn 2% trong phiên.
Tuần này, Nasdaq Composite tăng 1.74%, còn S&P 500, vốn cũng lập kỷ lục mới vào ngày 29/02, cộng 0.95%. Cả 2 chỉ số này đều ghi nhận tuần tăng thứ 7 trong 8 tuần qua. Trong khi, Dow Jones theo hướng ngược lại, giảm 0.11% từ đầu tuần đến nay.
Nasdaq Composite là chỉ số cuối cùng trong số các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục trong năm nay, khi đã đạt được cột mốc này vào ngày 29/02. Sự nhiệt thành với AI đã thúc đẩy các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn - và thị trường chung - trong năm 2023 và trong năm nay. Lạm phát chững lại và sự thay đổi chính sách sang hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối năm 2024 cũng góp phần vào đà phục hồi của Nasdaq Composite sau một năm 2022 đầy khó khăn.
Chứng khoán Mỹ tăng ngay cả khi ngân hàng khu vực New York Community Bancorp gặp khó khăn, với cổ phiếu ngân hàng này sụt 25.9% sau khi thông báo thay đổi lãnh đạo và tiết lộ các vấn đề với hệ thống kiểm soát nội bộ. Cổ phiếu New York Community Bancorp lao dốc hơn 65% trong năm 2024, với một số nhà đầu tư lo ngại đây là dấu hiệu của một đợt cải tổ bất động sản trên diện rộng sắp tới.
Chỉ số S&P 500
Khái niệm
Chỉ số S&P 500 trong tiếng Anh là Standard & Poor 500 Index.
Chỉ số S&P 500 là chỉ số đo lường vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch công khai lớn nhất ở Mỹ.
Chỉ số S&P 500 được coi là thước đo tốt nhất của chứng khoán vốn hóa lớn của Mỹ. Các chỉ số phổ biến khác của thị trường chứng khoán Mỹ như: chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và chỉ số Russell 2000.
Công thức tính toán của chỉ số S&P 500
Chỉ số S&P 500 sử dụng phương pháp đo lường vốn hóa thị trường, phân bổ tỉ lệ phần trăm cao hơn cho những công ty có vốn hóa thị trường lớn hơn.
Việc xác định trọng số của từng thành phần trong chỉ số S&P 500 bắt đầu bằng việc tính tổng vốn hóa thị trường cho chỉ số S&P:
1. Tính tổng vốn hóa thị trường bằng cách cộng tất cả các vốn hóa thị trường của các công ty riêng lẻ.
2. Trọng số của mỗi công ty được tính bằng cách lấy vốn hóa thị trường của công ty và chia cho tổng vốn hóa thị trường.
3. Vốn hóa thị trường của một công ty được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại và nhân với số cổ phiếu đang lưu hành của công ty.
May mắn thay, tổng vốn hóa thị trường cho chỉ số S&P 500 cũng như vốn hóa thị trường của các công ty riêng lẻ được công bố thường xuyên trên các trang web tài chính giúp tiết kiệm thời gian tính toán cho các nhà đầu tư.
Cách xây dựng chỉ số S&P 500
Vốn hóa thị trường của một công ty được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại rồi nhân với số cổ phiếu đang lưu hành.
Chỉ số S&P 500 chỉ sử dụng cổ phiếu thả nổi tự do, nghĩa là cổ phiếu mà công chúng có thể giao dịch. Chỉ số S&P 500 điều chỉnh vốn hóa thị trường của mỗi công ty để bù đắp cho các vấn đề liên quan đến cổ phiếu mới phát hành hoặc việc sáp nhập công ty.
Giá trị của chỉ số S&P 500 được tính bằng cách tính tổng vốn hóa thị trường đã điều chỉnh của mỗi công ty và chia kết quả cho một ước số. Ước số này thường không được tiết lộ.
Hạn chế của chỉ số S&P 500
Một trong những hạn chế đối với chỉ số S&P 500 và các chỉ số khác là trọng số vốn hóa thị trường sẽ tăng khi cổ phiếu được định giá quá cao, nghĩa là tăng cao hơn so với chứng quyền cơ bản. Lúc đó, cổ phiếu thường làm tăng giá trị tổng thể hoặc giá của chỉ số.
Vốn hóa thị trường của một công ty tăng phản ảnh giá trị của cổ phiếu tăng so với giá trị cổ phiếu đang lưu hành. Do đó, các chỉ số có trọng số bằng nhau đã trở nên ngày càng phổ biến, theo đó các biến động giá cổ phiếu của mỗi công ty có tác động như nhau đến chỉ số.